3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm
2. Cơ chế hình thành nước tiểu
2.2. Giaiđoạn tái hấp thu
Thận nhận lượng máu của tim. Như vậy có nghĩa là trong một ngày đêm có khoảng 180 lít chất dịch huyết tương lọc qua tiểu cầu thận (ở người). Nếu tất cả
85
các chất dịch lọc qua tiểu cầu thận đều theo nước tiểu ra ngồi thì người sẽ chết trong vịng một giờ vì thiếu nước. Điều đó chứng tỏ nước được tái hấp thụ gần hết. Tác dụng của ống thận nhỏ là tái hấp thụ có chọn lọc một số chất trở lại máu. Cịn các chất cặn bã của chuyển hóa cũng như các chất độc khác thì cho theo nước tiểu ra ngoài.
Phương thức tái hấp thu cũng khác nhau tuỳ chất, có thể hấp thu do khuếch tán hoặc hấp thu do vận chuyển tích cực có tiêu tốn năng lượng. Cũng có chất được hấp thu theo cả hai phương thức trên tuỳ thuộc vào vị trí mà nó di hành trong ống thận nhỏ (thí dụ như nước). Các chất như glucose, acid quan, protein đều được vận chuyển tích cực từ ống thận trở lại máu. Protein trước khi hấp thu phải qua giai đoạn thủy phân thành các acid quan hay các polypeptid mạch ngắn. Glucose muốn vận chuyển tích cực cũng phải trải qua giai đoạn phosphoryl hóa dưới dạng tác dụng kích thích của men photphatase. (Chất phloritzin là chất có tác dụng phá huỷ men photphatase làm ngăn trở tái hấp thụ glucose, gây chứng đái tháo đường thực nghiệm, gọi là đái đường do phloritzin).
Các chất cần bài xuất ra ngoài là mê, acid ước, creattin, phenol, sunphad...
Tái hấp thu ở ống lượn gần
Ở ống lượn gần có khoảng 80% các chất lọc qua tiểu cầu thận được tái hấp thu vào mau.
Trong điều kiện sinh lý bình thường glucose được tái hấp thu hồn tồn. Đó là trong trường hợp nồng độ glucose trong máu là 1 gam/lít.
Vì một lý do nào đó như ăn quá nhiều đường một lúc, hay những rối loạn chuyển hóa đường... làm nồng độ đường huyết tăng cao, q mức l,8gam/lít thì một phần glucose sẽ bị thải ra ngoài cùng với nước tiểu cho đến khi nào lập lại được nồng độ của ngưỡng sinh lý cho phép về khả năng hấp thu. Mức 1 ,8g/1 glucose máu được gọi là ngưỡng thận của glucose (người ta tính được ở mức glucose l,8gfl có 216mg/phút glucose được tái hấp thu. Đến mức 2,4g/1 thì có 310mg/phút glucose được tái hấp thu.
Đó là mức tối đa của khả năng tái hấp thu của thận). Hiện tượng đái đường do ăn quá nhiều đường một lúc, làm cho nồng độ đường huyết vượt qua ngưỡng thận gọi là đái đường sinh lý. Còn đái đường do rối loạn chuyển hóa như thiếu hụt insulin gọi là đái đường bệnh lý.
Một ngày đêm có khoảng 1/4 tổng lượng protein trong máu được tái hấp thu ở ống thận nhỏ trở lại máu. Protein được tái hấp thu qua một quá trình thủy phân thành polypeptid và acid. Các chất điện giải như Kali được tái hấp thu hoàn
86
toàn, Natri được tái hấp thu khoảng 80%. Phần lớn các chất điện giải khác được tái hấp thu cùng với nước.
Ở ống lượn gần Natri được tái hấp thu chủ động có ý nghĩa lớn, kể cả trong trường hợp nồng độ của nó ở trong máu cao hơn so với trong ống thận, nó vẫn được tái hấp thu. Quá trình này cần tiêu tốn năng lượng dưới dạng ATP. Người ta cho rằng hormone Aldosteron của vỏ thượng thận đóng vai trị là chất kích thích huy động năng lượng cho q trình tái hấp thu chủ động ở ống thận nhỏ. Do hậu quả của quá trình tái hấp thu chủ động Natri làm cho áp suất thẩm thấu của dịch thể trong lòng ống thận nhỏ ở giai đoạn này thấp hơn so với huyết tương, cho nên nước được tái hấp thu trở lại máu một cách bị động theo quy luật vật lý.
Phần lớn lượng bicarbonat (HCO3- ) nước tái hấp thu trở lại máu cùng với Na+để bảo tồn dự trữ kiềm của cơ thể. Cịn một phần nhỏ thì bị thải ra ngồi sau phản ứngđệm với H+, từ tiểu cầu đến ống lượn gần để thành H2CO3 (H2CO3 Phân ly thành H2O Và CO2 hòa tan).
Tái hấp thu ở quai Henlê (Helle)
Quai Henlê gồm hai nhánh: nhánh xuống và nhánh lên có cấu tạo và chức năng khác nhau. Ở nhánh xuống của quai Henlê mặc dù Natri không được hấp thụ chủ động nhưng nồng độ của nó trong máu mao mạch vẫn cao hơn nhiều so với ở ống thận.
Nên ở đoạn này nước vẫn được hấp thu bị động trở lại máu cho tới khi lập lại được sự cân bằng tương đối về áp suất thẩm thấu với dịch thể trong ống thận. Nhánh lên của quai Hen lê, có q trình tái hấp thu tích cực Natri trở lại máu. Cịn nước thì khơng được tái hấp thu. Q trình này làm cho máu mao mạch ở xung quanh ưu trương, đặc biệt là vùng chóp của quai Henlê. Do vậy nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái hấp thu bị động nước của nhánh xuống. Nước vận chuyển ra ngoài nhiều lại làm cho dịch thể trong ống thận nhánh lên ưu trương, thuận lợi cho việc vận chuyển Natri từ trong ống thận ra ngoài máu.
Tái hấp thu ở ống lượn xa
Ở ống lượn xa, cả nước và Natri đều được tái hấp thu chủ động dưới tác động kích thích của Vazopressin, là hormone của thùy sau tuyến yên. Người ta cho rằng hormone này có tác dụng xúc tác cho việc huy động năng lượng từ hợp chất cao năng ATP cho quá trình tái hấp thu chủ động.
Chất dịch ở ống lượn xa sau khi đã hồn tất q trình tái hấp thu chọn lọc các chất trở lại máu, được gọi là "nước tiểu cuối". Song, ở ống lượn xa còn xảy ra
87
q trình trao đổi chất lần cuối, có nghĩa là ở ống lượn xa cịn có q trình sinh tổng hợp một số chất khác để bài tiết thêm vào thành phần của nước tiểu trước khi đổ vào ống góp.