Phân và sự thải phân

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

4.2 .Tiêu hóa ở ruột già

6. Phân và sự thải phân

6.1 Sự tạo phân

Sau khi được hấp thu nước, các chất cặn bã được cô đặc lại thành phân và được thải ra ngồi qua hậu mơn. Lượng phân gia súc thải ra phụ thuộc vào loài vào tính chất và số lượng thức ăn. An thức ăn thực vật thải nhiều hơn ăn thức ăn động vật. Bị bình quân một ngày đêm thải 40 kg phân, ngựa 10-17 kg, cừu 3-9 kg, Heo 2-5 kg.

Thành phần của phân chứa 65 -70% nước; 30-35% là các chất rắn gồm: các chất dinh dưỡng trong thức ăn chưa tiêu hóa hết, các tế bào niêm mạc ruột bong ra, dịch tiêu hóa, các chất khống và xác vi sinh vật sinh ra trong ống tiêu hóa.

38

6.2 Sự thải phân

Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. Khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở vùng khum, nơi xuất phát dây thần kinh chậu thuộc thần kinh phó giao cảm. Các xung ly tâm đến trực tràng gây co bóp mạnh các cơ trơn, mở cơ thắt hậu môn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài.

Trong ngày, ruột già có một vài cử động nhu động mạnh để dồn phân ra từ ruột già xuống trực tràng. Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, gây kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ một lần hoặc 2-3 lần tuỳ lồi động vật. Có một bệnh bẩm sinh là bệnh thối hóa đám rối thần kinh ở thành đoạn ruột già Sigma làm cho cử động nhu động không lan tới trực tràng, phân ứ đọng trong ruột già, gây hội chứng phình ruột già.

Ở hậu mơn có hai vịng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân, khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, đáng lẽ phản xạ mở cơ thắt xảy ra, nhưng nếu ý muốn (phản xạ có điều kiện) kìm hãm thì vịng cơ vân sẽ co và đóng chặt hậu mơn lại. Sau một vài lần trực tràng co nhưng phản xạ không xảy ra, phân sẽ bị các cử động phản nhu động dồn trở lại đoạn ruột Sigma làm cho trực tràng không bị kích thích nữa và cảm giác "mót rặn" cũng mất đi. Phản xạ dại tiện bị kìm hãm hồn tồn. Nếu cứ tiếp tục dùng ý muốn ức chế phản xạ đại tiện sẽ gây hiện tượng táo bón. ít tập luyện và vận động làm giảm nhu động ruột cũng gây hiện tượng táo bón. Do vậy, khẩu phần thức ăn có tỷ lệ chất xơ thích hợp, sự luyện tập và vận động, thực hiện phản xạ đại tiện đúng giờ trong ngày là rất quan trọng đối với hoạt động sống của mỗi người và động vật.

7. Thực hành:

- Quan sát protozoa trong dịch dạ cỏ Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Dịch dạ cỏ, lam kính, kính hiển vi, …

Nội dung thực hành

-Lấy dịch dạ cỏ của bò -Nhỏ dịch dạ cỏ lên lam kính

Nhóm sinh viên dùng ống hút nhỏ giọt lấy 1 giọt dịch dạ cỏ bò lên lam kính. - Quan sát dưới kính hiển vi

Mỗi sinh viên 1 kính hiển vi điều chỉnh kính và xem hình dạng protozoa ở vật kính X10, X40

39

Hình 2.2: Protozoa ở dạ cỏ của bị

Câu hỏi ơn tập

1. So sánh q trình tiêu hóa và hấp thu ở thú độc vị và đa vị? 2. Giải thích được q trình tiêu hóa cỏ và urea ở thú đa vị ?

40

CHƯƠNG 3

SINH LÝ MÁU VÀ TUẦN HOÀN MÁU MH10-03

Giới thiệu: Nội dung chương 3 cung cấp kiến thức về chức năng, và thành phần

sinh lý của máu; tìm hiểu về q trình đơng máu và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

Mục tiêu:

-Kiến thức: Hiểu rõ về chức năng của máu, sinh lý máu và hệ thống tuần hoàn máu

-Kỹ năng: Thành thạo thao tác lấy máu trên gia súc, gia cầm. Nhận biết và phân biệt được hình dạng tế bào hồng cầu gia súc và gia cầm.

-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với cơng việc, có khả năng tự học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)