3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm
3. Sinh lý sinh dục cái
3.6. Chửa (mang thai)
Khái niệm chửa
Sau thời gian lưu lại ở ống dẫn trứng khoảng 3 ngày để tự dưỡng (nỗn hồng và dịch thể do ống dẫn trứng tiết) hợp tử bắt đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào thai. Các kết quả nghiên cứu cho biết một vài ngày sau khi trứng rụng, môi trường tử cung vẫn bất lợi cho hợp tử, có nghĩa là nó chỉ thuận lợicho tinh trùng.
Việc chọn lựa vị trí thuận lợi để làm tổ trong tử cung của hợp tử là một quá trine sinh học phức tạp với sự chủ động chuẩn bị của tử cung, chứ không phải là một quá trình xảy ra ngẫu nhiên, điều này được chứng minh ở động vật đa thai như Heo, số bào thai được phân bổ ở hai sừng tử cung, còn động vật đơn thai như bò thường làm tổ ởthân tử cung.
Thời gian làm tổ của hợp tử ở tử cung cũng khác nhau tuỳ loại: bò 30 - 35 ngày, Heo 14 - 20 ngày, dê 20 - 25 ngày, ngựa 30 - 35 ngày, cừu 15 - 18 ngày (theo Hansel và Enter ,1977).
Sự phát triển của phơi thai như tên gọi của nó gồm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn phơi: bắt đầu từ lúc thụ tinh, kết thúc vào 1/3 thời gian đầu của thời kỳ có chửa, là giai đoạn hình thành ba lá phơi để từ đó hình thành các cơ quan bộ phận của cơ thể.
- Giai đoạn thai: kéo dài từ cuối thời kỳ phôi đến khi đẻ, là thời kỳ sinh trưởng và phát triển của bào thai để hình thành con non.
Có hai phương thức làm tổ: Một, ở đa số các loài hợp tử tiết men làm thủng lớp niêm mạc tử cung rồi chui xuống làm tổ ở đây, điển hình như bị vì vậy bào thai được dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung mẹ qua các núm nhau, cũng do đó bị hay sát nhau khi đẻ Phương thức thứ hai là bào thai khơng dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung mẹ mà được giãn cách bằng một màng nhầy đệm gồm hai lá chứa dịch xoang, qua dịch xoang ấy tiến hành trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và con, điển hình là heo, rồi ngựa, vìvậy Heo, ngựa khơng thấy sát nhau khi đẻ. Ở phần lớn gia súc màng đệm liên quan chặt chẽ với màng nhầy tử cung để hình thành nhau thai. Nhau thai hình thành là cầu nối mọi phương diện giữa mẹ và con như dinh dưỡng, hơ hấp, bài tiết, điều hịa nội tiết...
Điều hòa sự phát triển của bào thai trong thời kỳ chửa là một quá trình phức tạpvới sự tham gia chủ yếu của hệ nội tiết. Progesteron là hormone duy trì q trình có chửa, nó được sản xuất ở thể vàng hoặc nhau thai hoặc cả hai.
135
Nói một cách khác việc duy trì phát triển của bào thai trong thời gian có chửa là do thể vàng đảm nhận hoặc là sự phối hợp giữa thể vàng với nhau thai hoặc nhau thai, tuỳ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của thời kỳ có chửa và ở các loài gia súc khác nhau. Heo, hươu, nai: progesteron chủ yếu do thể vàng cung cấp trong suốt thời kỳ có chửa, vai trò của nhau thai là thứ yếu.
Cơ sở sinh lý của kỹ thuật gây động dục hàng loạt như sau:
Sử dụng progesteron là yếu tố ức chế động dục, có nghĩa là đưa tất cả các gia súc cái ở các trạng thái khác nhau của chu kỳ động dục (trừ những gia súc đang động dục) vào một trạng thái cùng bị ức chế. Hết thời gian tác động của hormone (giải phóng ức chê) chúng bắt đầu bước vào trạng thái hưng phấn mạnh và các nang trứng cùng đượcchín vào một thời kỳ (phản xạ bật quá). Theo nguyên lý thần kinh là ức chế càng sâuthì hưng phấn càng mạnh nên hiệu quả động dục rất cao.
Người ta cũng có thể dùng hormone prostaglandin F2a vào mục đích này nhưng cơ chế khác nhau ở chỗ hormone này là hormone phá thể vàng, do đó nó giải phóng ức chế, tạo cơ hội cho các nang trứng phát triển.
Ở cừu vào ngày thứ 75 của thời gian có chửa, nhau thai có sản xuất relaxin là chất cổ vai trò giống như progesteron.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ trong thời gian có chửa
Có thể nói chửa là q trình sinh trưởng và phát triển của bào thai trong cơ thể mẹ, bắt đầu từ khi thụ tinh cho đến khi thai thành thục. Như vậy rõ ràng là sự sinh trưởng và phát triển của các bào thai phải gắn liền với sự thay đổi về trao đổi chất giữa mẹ và bào thai. Thật vậy trong thời gian có chửa cơ thể mẹ có nhiều biến đổi sâu sắc như buồng trứng duy trì thể vàng tiết progesteron để ức chế động dục, an thai. Tử cung trong thời gian động dục đã có nhiều biến đổi để chuẩn bị đón tinh trùng vào gặp trongthì bây giờ chuyển sang biến đổi tạo ra môi trường thích hợp cho hợp tử sống và phát triển bào thai. Về mặt nội tiết người ta cho rằng những biến đổi của tử cung trong giai đoạn động dục chịu sự tác dụng kích thích estrogen của nang trứng phát triển cịn ở giai đoạn thể vàng thì chịu ảnh hưởng của progesteron.
Trong thời kỳ có chửa, trao đổi chất của cơ thể mẹ tăng nhanh, đồng hóa tăng, dị hóa giảm. Thời kỳ đầu có chửa con mẹ hơi béo lên một chút, thời kỳ cuối do thai sinh trưởng mạnh nên mẹ có gầy đi. Hô hấp chuyển qua phương thức hô hấp ngực, tần số hơ hấp tăng nhất là vào cuối thời kỳ có chửa do bào thai to, chèn ép cơ hoành. Tim làm việc khẩn trương do nhu cầu của tuần hoàn bào thai, tim hơi to ra (to sinh lý), tần số tim tăng. Cơ năng của bộ máy tiêu hóa và tiết niệu ảnh hưởng do chèn ép của bào thai nên con vật hơi bị táo bón và đi tiểu nhiều lần, do
136
chèn ép bàng quang. Hàm lượng canxi, phospho trong máu giảm do phải cung cấp cho bào thai hình thành xương, tốc độ lắng máu tăng. Trong thời kỳ có chửa ở giai đoạn cuối, ngoài mức năng lượng cao do khẩu phần đưa vào, người ta còn chú ý tới tăng hàm lượng canxi, phospho để thoả mãn cho nhu cầu phát triển xương của bào thai. Nếu thiếu Ca, P trong giai đoạn này buộc cơ thể mẹ phải huy động từ xương để duy trì nồng độ canxi huyết, con mẹ dễ mắc chứng xốp xương. Nếu thiếu Ca, P trầm trọng có thể dẫn tới chứng bại liệt. Đối với Heo nái (đa thai) dễ mẫn cảm với Ca, P hơn bò (đơn thai). Chứng co giật sau khi đẻ của Heo con thậm chí cả mẹ là triệu chứng thiếu Ca trầm trọng vì Ca trong cơ thể đóng vai trị là chất ức chế sự hưng phấn quá mẫn của thần kinh - cơ. Thiếu nó dẫn tới triệu chứng co giật.
Vào cuối thời kỳ có chửa hàm lượng estrogen do nhau thai tiết ra tăng cao. Tóm lại có thể hình dung sự biến đổi nội tiết trong cơ thể mẹ trong thời gian có chửa như sau:
Progesteron trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh, cao nhất vào ngày chửa thứ 20 rồi nó hơi giảm xuống một chút ở 3 tuần chửa. Sau đó duy trì ổn định trong một thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục, một hai ngày trước khi đẻ progesteron giảm đột ngột. Estrogen trong suất thời kỳ có chửa duy trì ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chừa khoảng 3 - 4 tuần (ở bị), 2 tuần (ở Heo), 1 tuần (ở cừu) thì bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất.
Thời gian có chửa của gia súc cũng khác nhau tùy lồi (thời gian chửa tính bằng ngày): bị 280 ngày, Heo 114 ngày, cừu 117 ngày, ngựa 345 ngày, dê 149 ngày. Người ta thấy thời gian chửa trong một lồi cũng có sự thay đổi. Ở bò giống Braun Suiss là 292 ngày, Ayshire và Holstein - Friesian là 278 ngày. Các nghiên cứu cũng còn cho biết: thời gian có chửa kéo dài hơn khi bị hoặc ngựa sinh con đực.