Một số đặc tính củacơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 164 - 165)

5 .Thực hành

1. Một số đặc tính củacơ

Tính đàn hồi

Mắc trọng vật vào một cơ đùi ếch tách rời ta thấy cơ giãn dài ra, lấy trọng vật đi, cơ co ngắn lại. Điều đó chứng tỏ cơ có tính đàn hồi. Nhưng nếu mắc trọng vật quá nặng, vượt quá sức chịu đựng của cơ thì sau khi lấy trọng vật đi, cơ khơng co ngắn lại được vị trí ban đầu. Tính đàn hồi của cơ trơn rất lớn, cơ vân nhỏ, cơ tim nhỏ nhất. Nhờ có tính đàn hồi mà cơ có thể trương to, co nhỏ, kéo dài, co ngắn để thích ứng với cơ năng sinh lý của mình.

Ví dụ: Dạ dày, ruột khi chứa và vận động để tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, cơ bóng đái trương to để chứa nước tiểu, cơ tử cung mềm và dãn ra để chứa bào thai... Cùng như bắp cơ co giãn để keo xương di động và nâng trọng vật.

Tính cường cơ

Là sự co như thường xuyên của cơ, là sức căng của sợi cơ để giữ cho cơ thể ln có được tư thế nhất định của mình. Ví dụ khi ngủ gật, do vỏ não bị ức chế không phát xung điều khiển cơ cổ làm cho tính cường cơ khơng được duy trì, cổ tự động gục xuống.

Tính cường cơ ở động vật trưởng thành cao hơn động vật non, ở động vật được luyện tập lao tác vận động cao hơn ở động vật ăn nằm một chỗ, ở con đực cao hơn con cái.

157

Co bóp là biểu hiện hoạt động của tính hưng phấn của cơ. Các loại cơ khác nhau có đặc điểm co bóp khác nhau. Cơ vân co nhanh và mạnh nhưng thời gian ngắn, cơ trơn co chậm và yếu nhưng kéo dài.

Có hai phương thức co bóp.

Co đẳng trương: Khi cơ co nhưng khơng mang trọng vật thì mặc dầu chiều dài sợi cơ ngắn lại nhưng sức căng sợi cơ khơng thay đổi.

Co đẳng trường: Có một số trường hợp mang trọng vật giữ tại chỗ như người gánh nước, cử tạ, trâu mang ách cày, yên ngựa có người ngồi nhưng đứng tại chỗ thì sợi co tuy khơng rút ngắn chiều dài nhưng thay đổi sức càng (tăng lên) để giữ trọng vật.

Trong thực tế vận động thì hai phương thức co bóp trên thường xảy ra đồng thời. Thời gian co bóp của các loại cơ có khác nhau:

Cơ vân co và giãn chỉ 0,1 giây. Cơ tim: 0,8 giây, còn cơ trơn tuỳ loại cơ quan từ 3-180 giây. Sự co giãn giữa chúng cũng khác nhau:

Cơ vân chỉ dài ra và ngắn lại nhiều nhất là 30-40%, cơ trơn có thể ngắn lại 60- 75% chiều dài nhưng có thể dài ra gấp 3-4 lần, trong lúc sức căng không đổi. Điều này rất quan trọng: Chẳng hạn ở cơ tử cung mang thai, thai lớn dần, cơ tử cung dãn ra ngày càng to nếu sức càng tăng theo sẽ bị co thắt mạnh và ép chết thai.

Cơ vân co giãn nhanh nhưng chóng mỏi, cơ trơn có thể co giãn mấy phút liền và hầu như thường xuyên không mỏi, chẳng hạn vận động co giãn tạo nên nhu động dạ dày ruột suốt ngày đêm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 164 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)