Tính chất lý hóa của máu

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 49 - 51)

4.2 .Tiêu hóa ở ruột già

1. Sinh lý máu

1.2 Tính chất lý hóa của máu

Tỷ trọng của máu

Máu có tỷ trọng lớn hơn nước, thay đổi phụ thuộc vào số lượng hồng cầu.

Bảng 3.1: Tỷ trọng của máu một số lồi vật ni

Độ nhớt của máu

Độ nhớt của máu được xác định trên cơ sở so sánh với độ nhớt của nước. Nếu lấy độ nhớt của nước là 1 đơn vị thì độ nhớt của máu là 5 (biến đổi từ 3-6 theo loài và theo trạng thái cơ thể). Độ nhớt của máu là do hàm lượng protein huyết tương và số lượng hồng cầu quyết định. Độ nhớt được tạo nên do sự ma sát giữa các phần tử đó với nhau. Độ nhớt ảnh hưởng đến sức cản máu chảy trong mạch quản nên ảnh hưởng đến huyết áp.

Áp suất thẩm thấu của máu (ASTT)

Bình thường ASTT máu là ổn định. Ngay cả trường hợp nước hoặc muối vào nhiều trong máu, ASTT cũng khơng có biến đổi gì rõ rệt. Đó là do vách mao mạch có thụ quan ASTT nhận cảm các biến đổi bình thường làm cho nước đi từ mô bào vào máu hoặc ngược lại chuyển từ máu sang mô bào một cách phản xạ, đồng thời thải nước và muối vơ cơ ra ngồi cơ thể.

Động vật Tỷ trọng Động vật Tỷ trọng Ngựa Heo Chó 1,060 1,060 1,059 Bò đực Dê Gà 1,061 1,062 1,064

42

ASTT trong hồng cầu và huyết tương bằng nhau, vì thế hình dạng và kích thước hồng cầu khơng bị biến đổi.

pH máu và các hệ đệm trong máu pH của máu

Máu có phản ứng kiềm yếu, pH máu gia súc dao động từ 7,35 - 7,50. Trong điều kiện bình thường pH máu thay đổi rất ít (0,l-0,2)

Bảng 3.2: pH máu các lồi vật ni

Lồi vật ni pH máu (bình qn)

Ngựa 7,40 Chó 7,40 Bò 7,50 Thỏ 7,58 Cừu, dê 7,49 Gà 7,42 Heo 7,47

Sự ổn định pH máu có ý nghĩa sinh lý quan trọng: duy trì hoạt tính ổn định của các enzyme và hormone do đó ảnh hưởng tới đến q trình chuyển hóa vật chất và tới tác dụng của thuốc, của các hợp chất khoáng. Nếu xê dịch > 0,2 - 0,3 thì sẽ gây trúng độc acid hoặc base và mọi hoạt động sinh lý sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn tới rối loạn nghiêm trọng. Khoảng pH: 7,0 - 7,6 được coi là giới hạn pH của sự sống. Chỉ số pH máu có độ ổn định cao là nhờ có sự tham gia của các cơ quan bài tiết: phổi, thận và da. Đặc biệt là sự hoạt động của hệ đệm trong máu.

Hệ đệm và hoạt động của hệ đệm trong máu

Hệ đệm của máu

Hệ đệm dược hình thành hồn tồn ở gia súc trong những tháng đầu sau khi sinh ra và có tác dụng duy trì sự ổn định pH của máu. Hệ đệm của máu có cả trong hồng cầu, trong huyết tương và gồm nhiều đôi đệm. Mỗi đôi đệm hay cặp đệm gồm một acid yếu nằm ở phần tử số và một base yếu nằm ở phần mẫu số tạo thành hoặc do một muối acid với một muối base tạo thành.

43

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 49 - 51)