Chu kỳ động dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 134 - 137)

3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm

3. Sinh lý sinh dục cái

3.2. Chu kỳ động dục

Khái niệm

Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất định, cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi đặc biệt kèm theo đó là sự rụng trứng và

127

động dục. Hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ động dục hay chu kỳ tính.

Các giai đoạn của chu kỳ động dục

Người ta chia chu kỳ động dục của gia súc làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn trước động dục: là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần động

dục tiếp theo. Giai đoạn này nang trứng phát triển nhanh, dẫn tới sự cảm thụ sinh dục.

Dưới ảnh hưởng của estrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như: tế bào vách ống dẫn trong phát triển có nhiều nhung mao để chuẩn bị đón trứng rụng. Màng nhầy tử cung âm đạo tăng sinh, được cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu sung huyết. Biểu hiện về hành vi sinh dục cịn ít và khác nhau tuỳ lồi, ví dụ: ở bị cái có những biểu hiện tìm ngợi những con khác hoặc nhảy lên con khác, âm hộ chảy dịch nhầy, ướt và sung huyết. Nói chung giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị mơi trường ở đường sinh dục cái để đón trứng rụng và tinh trùng từ ngồi vào.

Giai đoạn động dục: Gồm 3 thời kỳ liên tiếp: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu

đực.

Đây là thời kỳ xuất hiện cảm thụ sinh dục ở con cái do lượng estrogen tiết ra đạt cực đại biểu hiện điển hình bằng phản xạ đứng yên khi tiếp xúc với con đực hoặc người dẫn tinh. Cuối giai đoạn này trứng rụng, những thay đổi của đường sinh dục cái ở giai đoạn trước càng thêm sâu sắc hơn để chuẩn bị tích cực đón trứng. Những biểu hiện về hành vi sinh dục là: đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, thần kinh nhạy cảm, bồn chồn, thích nhảy lên lưng con khác, ăn ít hoặc bỏ ăn, úm đực một cách vội vã, âm hộ ướt và đỏ, dịch nhầy tiết nhiều. Càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết ra nhiều keo đặc lại mắt đờ đẫn. - Giai đoạn sau động dục: là giai đoạn phát triển sớm của thể vàng, bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài một vài giờ. Thời kỳ này ở buồng trứng đã xuất hiện thể vàng tiết progesteron để ức chế động dục. Sự tăng sinh và tiết dịch của tử cung ngừng lại mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mơ âm đạo hóa sừng thải ra ngồi. Biểu hiện về hành vi sinh dục là không muốn gần con đực, không cho con khác nhảy; con vật dần trở lại trạng thái bình thường.

Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn thể vàng hoạt động, thường khởi đầu vào ngày

thứ tư sau khi rụng trứng và kết thúc khi thể vàng tiêu huỷ. Cơ quan sinh dục khơng có biểu hiện rõ những hoạt động chức năng. Những biểu hiện về hành vi sinh dục khơng có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên tĩnh để hồi phục lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng cho hoạt động của chu kỳ tiếp theo.

128

Chu kỳ động dục, thời gian động dục cũng như những biểu hiện của hành vi sinh dục ở các loài cổ sự khác nhau rõ rệt.

Bò: thời gian của chu kỳ động dục là 21 ngày (dao động từ 18 - 24 ngày) . Thời gian của chu kỳ ổn định đối với cá thể hơn là quần thể. Thời gian động dục là 18 giờ (bò Bostautus) và đối với giống bò thịt nhiệt đới Brahman (Bosindicuss) là

2- 14 giờ, bò vàng Việt Nam là 15 giờ.

Bò là gia súc duy nhất rụng trứng sau khi kết thúc động dục 12 - 14 giờ. Thời điểm dẫn tinh thích hợp từ 9 - 24 giờ kể từ khi xuất hiện động dục, PGF2α bắt đầu tiết vào ngày thứ 18 của chu kỳ động dục, thể vàng tiêu huỷ hoàn toàn vào ngày thứ 20.

Heo: Thời gian của chu kỳ động dục là 21 ngày, thời gian động dục là 48 – 72 giờ, biểu hiện điển hình khi động dục là âm hộ sưng tấy, đỏ mọng và mở rộng, kêu la, kém ăn, hoạt động nhiều. Trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối tinh thích hợp là 24 - 36 giờ kể từ khi xuất hiện động dục. Số trứng rụng 16- 17 tế bào.

Dê: Chu kỳ 21 ngày (/9 - 22 ngày) thời gian động dục 30 - 36 giờ, thời điểm rụng trứng 33 giờ, kể từ khi xuất hiện động dục. Biểu hiện động dục điển hình là kêu la, cong đuôi kiên nhẫn khi bị xơ đẩy, tìm đực. Dê động dục rất dễ phát hiện.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục:

Chế độ chiếu sáng: ánh sáng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới chu kỳ động dục. Nghiên cứu trên Heo của Norwegian cho biết có 93,5% Heo nái có buồng trứng trở lại hoạt động thải trứng sau khi cai sữa 10 ngày từ tháng 2 đến tháng 6 và 66,7% vào tháng 7 đến tháng 12.

Nhiệt độ: nói chung ít ảnh hưởng đến chu kỳ nhưng nó lại ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phơi (nhiệt độ cao).

- Dinh dưỡng: Có hai thời kỳ mà ảnh hưởng của dinh dưỡng tới chu kỳ động dục rõ nhất là khi bắt đầu thành thục về tính và thời kỳ sau khi đẻ tới khi động dục trở lại. Người ta thường tác động mức dinh dưỡng cao trong thời kỳ này để gia tăng tỷ lệ rụng trứng

- Pheromon: Con cái khi động dục cũng mẫn cảm với mùi con đực. Người ta cho rằng mùi đực giống tạo ra do sự tham gia của androgen và 5α -androsteron vào thành phần nước tiểu của đực giống. Pheromon là một trong những yếu tố kích thích q trình sinh tổng hợp và giải phóng hormone hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên.

129

- Tiếng kêu của con đực: cũng là nhân tố bên ngoài quan trọng trong việc gợi cảm sự thèm muốn sinh dục cho con cái.

- Quan hệ thể xác giữa đực và cái: là yếu tố kích thích mạnh làm xuất hiện phản xạ đứng yên (mê ì) khêu gợi sự thèm muốn sinh dục.

- Thái độ và hành vi: Đối xử của con đực và con cái bao gồm cả màu sắc, hình ảnh của con đực khi nó tiếp xúc với con cái. Yếu tố này ở gà, Heo, bị ảnh hưởng khá sâu sắc. Trong cơng tác chăn nuôi gia súc sinh sản, muốn đạt tỷ lệ thụ thai cao thì phải xác định được thời gian phối tinh thích hợp. Điều quan trọng trong thực tế là dựa trên căn cứ nào để bằng mắt thường (kiểm tra động dục) xác định được thời gian phối tinh thích hợp. Đó chính là những biểu hiện bên ngồi của động dục, ví dụ như biến đổi màu sắc, kích thước, chất tiết ra ở âm hộ... Nhưng quan trọng nhất vẫn là xác định được phản xạ đứng yên. Người ta thường dùng đực giống để kiểm tra, cịn nếu phối tinh nhân tạo thì dùng đực thí tình. Ở Heo, người dẫn tinh có thể dùng tay ấn vào hơng heo nái để xác định phản xạ đứng yên. Ngày nay, đo điện trở âm đạo để xác định thời điểm rụng trứng đang được áp dụng rộng rãi. Cơ chế điều hòa chu kỳ động dục là một vấn đề phức tạp với sự tham gia của hệ thống điều hịa nội tiết sinh sản, đặc biệt nó có liên quan tới cơ chế tiêu huỷ thể vàng mà chìa khóa của q trình đó lại là PGF2α của tử cung tiết ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 134 - 137)