Cấu tạo và chức năng sinh lý củacơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 165 - 167)

5 .Thực hành

2. Cấu tạo và chức năng sinh lý củacơ

Sự vận động của cơ thể dựa trên hoạt động của các cơ. Cơ có 3 loại: Cơ vân (cơ xương), cơ trơn và cơ tim.

Mỗi cơ vân có thể coi là một cơ quan vì ngồi mơ cơ, nó cịn chứa các mơ lien kết, các sợi thần kinh, các cơ quan nhận cảm (Receptor cảm giác), các mạch máu. Cơ vân bám vào xương và khi cơ co, giãn sẽ gây ra các cử động vận động của cơ thể, nhất là vận động đổi chỗ trong không gian. Cơ trơn là một trong những thành phần cấu tạo của các cơ quan nội tạng. Khi co, giãn chúng gây ra cử động của các cơ quan bên trong cơ thể để duy trì chức năng hoạt động của các cơ quan này.

Ví dụ: Đẩy thức ăn dọc ống tiêu hóa, duy trì huyết áp, mang thai, đẻ, tiết sữa...

Cơ tim là loại cơ đặc biệt đã được mô tả kỹ ở phần sinh lý quả tim Cơ chiếm khoảng 50% khối lượng cơ thể, trong đó cơ vân chiếm 40%, cịn lại là cơ trơn và

158

cơ tim. Tổ chức cơ có những đặc điểm sinh lý chung nhưng mỗi loại cơ lại có đặc điểm hưng phấn đặc thù. Trước hết ta xem xét các đặc điểm sinh lý chung của tổ chức cơ mà đại diện chung nhất là cơ vân.

Cơ trơn cũng có những đặc tính sinh lý như cơ vân, nhưng khác cơ vân ở mức độ và thời gian.

Tính hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn của cơ trơn thấp hơn cơ vân.

- Đặc điểm co bóp của cơ trơn là: co bóp kéo dài (đến hàng trăm giây) cịn cơ vân thì rất ngắn (chỉ vài phần trăm giây).

- Thời kỳ tiềm phục của cơ trơn kéo dài đến 1 giây, còn ở cơ vân chỉ vài phần nghìn giây. Khi kích thích với tần số chậm, cơ trơn có thể co bóp kéo dài. Đặc điểm này có ý nghĩa lớn đối với sự thăng bằng về hoạt động cơ năng của thành của các cơ quan hình túi và hình ống như dạ dày, ruột, tử cung, bóng đái, mạch máu...

Cường độ trao đổi chất trong cơ trơn rất thấp, tiêu hao ít năng lượng, người ta tính được năng lượng duy trì co cơ trơn chỉ bằng 1/10 đến 1/300 năng lượng cần cho co cơ vân.

- Cơ trơn có tính căng thẳng, đồng thời có khả năng thay đổi trương lực. Nhờ đó,một số cơ quan hình túi có thể ở trạng thái chứa đầy hoặc trống rỗng để thực hiện chức năng dự trữ.

- Co bóp của cơ trơn là tự động do hạch hoặc bó thần kinh tự động nằm thẳng trong bản thân nó và chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật, phát ra từ những trung tâm thần kinh dưới vỏ não, hoạt động không theo ý muốn, khác với cơ vân; cơ vân hoạt động theo ý muốn, chịu sự chi phối của thần kinh động vật và trung ương thần kinh cấp cao – vỏ não.

2.1. Tính hưng phấn của cơ

Khả năng đáp ứng của tổ chức cơ khi chịu một kích thích gọi là tính hưng phấn của mơ cơ. Nó cũng là đặc tính sinh lý chung của mọi tổ chức sống. Nó là kết quả của quá trình trao đổi chất xẩy ra trong tổ chức cao hay thấp, nhanh hay chậm làm cho tính hưng phấn xuất hiện mạnh hay yếu, nhanh hay chậm. Mô cơ và thần kinh có tính hưng phấn cao. Tính hưng phấn của cơ vân cao hơn cơ tim cao hơn cơ trơn.

2.2. Lực của cơ

Lực tối đa của cơ đo bằng tải trọng tải cực đại mà cơ đó có khả năng nâng lên cao. Lực cơ không lệ thuộc vào chiều dài mà lệ thuộc vào độ dày của cơ, nghĩa là vàosố lượng các sợi cơ chứa đựng trong một bắp cơ. Số lượng sợi cơ càng

159

nhiều lực cơ càng lớn. Để so sánh lực giữa các cơ khác nhau người ta lấy lực tuyệt đối chia cho mặt cắt sinh lý của một bắp cơ để được sức tuyệt đối của mỗi đơn vị là l cm2 mặt cắt sinh lý của nó.

Ở các cơ có sợi xếp song song và các cơ hình thoi, mặt cắt sinh lý trùng với mặt cắt giải phẩu. Riêng ở cơ hình lơng chim, mặt cắt sinh lý lớn hơn hẳn mặt cắt giải phẩu, nên lực của loại cơ này lớn hơn hẳn so với các cơ có sợi xếp song song hay hình thoi có cùng kích thước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)