Các tuyếnsinh dục phụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 126 - 129)

3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm

4. Điều hòa hoạtđộng của các tuyến nộitiết

2.5. Các tuyếnsinh dục phụ

Tuyến sinh dục phụ là những tuyến tiết ra chất tiết tham gia chủ yếu vào thành phần tinh dịch. Thành phần tinh dịch ngoài tinh trùng và một phần nhỏ chất tiết của dịch hoàn và phụ dịch hồn, đại bộ phận cịn lại là thành phần chất dịch của tuyến sinh dục phụ. Tuyến sinh dục phụ bao gồm: tinh nang, tiền liệt tuyến, tuyến cầu niệu đạo, chất tiết của tuyến sinh dục phụ tham gia vào thành phần tinh dịch có các chứa năng sinh lý khác nhau.

Tất cả các gia súc đều có tuyến sinh dục phụ, nhưng mức độ phát triển của chúng khác nhau tuỳ lồi. Chó mèo khơng có tinh nang, cịn ngựa, bị, cừu, dê và đặc biệt là heo thì tinh nang khá phát triển. Trừ chó, tất cả các gia súc đều có tuyến cầu niệu đạo, riêng ở heo tuyến này rất phát triển.

Chất tiết của các tuyến sinh dục phụ gọi là tinh thanh, thành phần chủ yếu của nó gồm fructose, protein, enzyme phosphatase và protease để phân giải đường, protein.

Những chất này tạo thành mơi trường thích hợp thúc đẩy khả năng vận động và cung cấp chất dinh dưỡng cho hoạt động hô hấp của tinh trùng.

Lượng tinh thanh tiết ra phụ thuộc vào kích thước và tốc độ tiết của các tuyếnsinh dục phụ. Ngựa, heo tiết nhiều tinh thanh; bị, dê thì tiết ít.

Sự sinh trưởng và phát dục của các tuyến sinh dục phụ chịu ảnh hưởng của hormone androgen, nhưng hoạt động tiết của chúng thì chịu sự điều hịa của cơ chế thần kinh thông qua hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó giao cảm hưng phấn, kíchthích tuyến sinh dục phụ hoạt động, ngược lại thần kinh giao cảm thì ức chế hoạt động của nó.

Thành phấn chất tiết của các tuyến sinh dục phụ cũng như thứ tự tiết của nó trongphản xạ phóng tinh có ý nghĩa sinh lý đặc biệt. Thứ tự tiết của các tuyến sinh dục phụtrong phản xạ phóng tinh như sau: Đầu tiên tuyến cầu niệu đạo tiết, thứ đến tinh trong cùng với chất tiết của tuyến tiền liệt và dịch hoàn phụ, cuối cùng là chất tiết của tinh nang.

119

Tuyến cầu niệu đạo còn là tuyến củ hành, nằm ở gốc thể hang của dương vật, hình thái kích thước khác nhau tuỳ lồi gia súc.

Chất tiết của tuyến cầu niệu đạo nhớt, kiềm tính có tính sát trùng, được tiết trước tiên để tẩy rửa đường tiết niệu sinh dục, dọn đường để tinh trùng đi qua. Đường tiết niệu sinh dục có một đoạn đi chung ở phía ngồi (niệu đạo), vì vậy khi nước tiểu đi qua làm đoạn này nhiễm acid hoặc kiềm, tuỳ theo phản ứng pH của nước tiểu. Môi trường niệu đạo được làm sạch bằng dịch tiết tuyến Cowper để khỏi ảnh hưởng xấu đến tinh trùng.

Tiền liệt tuyến (Prostate)

Tiền liệt tuyến phân thành nhiều thuỳ bao quanh mặt sau và mặt bên của niệu đạo.

Chất tiết của tiền liệt tuyến trong suốt, có mùi hăng đặc trưng, pH trung tính hay kiềm yếu có chứa nhiều protein để hấp phụ CO2 trong môi trường của niệu đạo, khối lượng chất tiết nhiều, tham gia vào thành phần của tinh dịch.

Prostaglandin có nhiều loại PGES, PGE2α, PGF2α …

Tiền liệt tuyến của gia súc tiết hormone này dưới dạng prostaglandin F2α. Chất này có vai trị sinh lý như sau:

- Đối với con đực, khi nó được tiết sẽ tham gia vào thành phần tinh dịch, tác dụng làm co cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạo để thực hiện động tác phóng tinh, giúp cho việc đẩy tinh dịch vào đường sinh dục cái với tốc độ cao. Nó lạo ra từng đợt co bóp mãnh liệt cho tới khi nào lượng tinh dịch dược phóng đi hết. Khi theo tinh dịch vào đường sinh dục cái nó lại làm tử cung co bóp mãnh liệt để đẩy tinh trùng vào sâu trong đường sinh dục cái.

Đối với các nước chăn nuôi phát triển như Hà Lan, Mỹ... khi pha loãng, bảo tồn tinh dịch người ta đã chú ý bổ sung thêm prostaglandin F2α vào thành phần tinh dịch để nâng cao tỷ lệ thụ thai, vì vậy đối với nước ta vấn đề này cũng cần đặt ra để nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong một tương lai gần có thể được.

Tinh nang (Vesicuares) .

Tinh nang cịn gọi là nang tuyến; túi tinh, nó gồm một đơi hình trứng, màu vàng nhạt mặt nổi nhiều u, nằm trong xoang.chậu, trên bóng đái và ống dẫn tinh. Chất tiết của tinh nang không trộn lẫn với tinh trùng mà là dịch keo phèn, có chứa y glubulin. Chất tiết tinh nang có tác dựng "nút" đường sinh dục cái, ngăn cho tinh trùng không bị trào ngược trở lại. Do có nhiều γ glubulin nên nó cịn có tác dụng chống sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài vào đường sinh dục cái. .

120

Trong thành phần chất tiết tinh nang của bò,. dê, cừu, thỏ cịn có fructose lànguồn năng lượng chính trong tinh dịch để cho tinh trùng hoạt động. Ở cừu cả tiền liệt tuyến và tinh nang đều có khả năng nội tiết sản xuất được hormone prostaglandin F2α.

Ngoài ra tinh nang còn tiết một số chất khác nữa như acid citric, amino acid, protein, natri, kali, lipid...

Như vậy trong thời gian phóng tinh, các tuyến sinh dục phụ tiết bổ sung chất dịch để tạo nên tinh dịch hoàn chỉnh. Các chất tiết này bổ sung nhiều chất điện giải, các chất dinh dưỡng cho tinh trùng để góp phần ni dưỡng tinh trùng trong đường sinh dục cái.

2.6 Tinh dịch

Tinh dịch là chất tiết hỗn hợp của dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ, gồm có hai thành phần là tinh trùng và tinh thanh. Tinh dịch là dịch lỏng, màu trắng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2 - 7,5) và có mùi hăng đặc trưng.

Lượng tinh và thành phần của tinh dịch

Lượng tinh dịch và số lượng tinh trùng thay đổi tuỳ loài gia súc. Thành phần hóa học của tinh dịch cũng khác nhau tuỳ lồi. Sự sai khác này có liên quan tới nhiều yếu tố nhưng chủ yếu vẫn là kích thước và mức độ hoạt động của các tuyến sinh dục phụ của mỗi lồi.

Những nhân tố ảnh hưởng

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lượng và thành phần tinh dịch, trong đó phải kể tới các nhân tố sau:

- Lồi, giống: Kết quả trình bày của các bảng trên cho thấy lượng và thành phần tinh dịch ở các loài gia súc khác nhau khá rõ, thậm chí các giống khác nhau cũng có sự sai khác Đó là ảnh hưởng của vốn đen dối với quá trình sinh tổng hợp các thành phần tham gia vào tinh dịch, đặc biệt là ở tuyến sinh dục phụ. Như vậy yếu tố này ảnh hưởng đồng thời tới lượng và thành phần tinh dịch. - Kiểu thụ tinh: Mối quan hệ giữa lượng (thể tích tinh dịch) và nồng độ (số tinh trùng/1 ml tinh dịch) thay đổi phụ thuộc vào kiểu thụ tinh. Thật vậy, những gia súc phóng tinh âm dạo như trâu, bò, dê lượng tinh trùng trong một lần phóng tinh ít nhưng nồng độ tinh trùng lại rất cao. Ngược lại, những gia súc phóng tinh tử cung như heo, ngựa, chó thì lượng tinh dịch lại lớn nhưng nồng độ tinh trùng khơng cao. Có thể giải thích là do môi trường âm đạo bất lợi cho tinh trùng sống, thực tế đã có một lượng lớn tinh trùng bị chết khi tiếp xúc với môi trường bất lợi ở đây, vì vậy tinh trùng cần có mật độ lớn

121

- Chế độ dinh dưỡng và mức sử dụng: Chế độ dinh dưỡng tốt, sử dụng hợp lý với khoảng cách giữa hai lần phóng tinh vừa phải, hợp với thời gian cần thiết để hình thành tinh trùng và chất. tiết của các tuyến sinh dục phụ được đảm bảo thì cả lượng và thành phấn tinh dịch đều tốt. Ngược lại chế độ dinh dưỡng thấp thì ảnh hưởng xấu tới cả hai chỉ tiêu trên. Chế độ dinh dưỡng và sử dụng tốt cịn có ý nghĩa kéo dài tuổi sử dụng của đực giống, bởi lẽ việc ưu liên chất dinh dưỡng để hình thành tinh dịch, trong điều kiện dinh dưỡng thấp, buộc cơ thể phải huy động các protein cấu tạo cơ thể của nó.

- Ngồi ra các yếu tố khác như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ẩm độ, trạng thái sinh lý... cũng ảnh hưởng đến lượng và thành phần tinh dịch.

Trong công tác thụ tinh nhân tạo người ta thường xuyên kiểm tra thành phần, số lượng và chất lượng tinh trùng bằng các chỉ tiêu chính sau:

- Hoạt đực (A) - Sức kháng (R)- Thể tích (V) - Tỷ lệ kỳ hình (K) - Nồng độ (C) - Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần phóng tinh hay trong một liều phối (V.A.C).

Việc kiểm tra các chỉ tiêu trên là cần thiết, phải tiến hành thường xuyên để sớm phát hiện và loại trừ những đực giống có tinh dịch kém phẩm chất, không sử dụng phối giống. Việc kiểm tra tinh dịch giúp cho người chăn nuôi biết được chất lượng của đực giống cũng như cho những gợi ý để điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý...

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 126 - 129)