Sự bài xuất nước tiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 96 - 99)

3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm

2. Cơ chế hình thành nước tiểu

2.4. Sự bài xuất nước tiểu

Nước tiểu hình thành từ đơn vị thận rồi đổ vào bể thận. Sức chứa của bể thận có hạn nên từ đó nước tiểu đi theo niệu quản chuyển xuống bàng quang (bóng đái) nơi có sức chứa lớn. Nước tiểu được chuyển từ niệu quản xuống bàng quang nhờ nhu cầu động của cơ trơn niệu quản. Người ta xác định được tốc độ nhu động của niệu quản là 20 - 30mm/giây. Tần số nhu động là 1 - 6 1ần/phút. Lượng nước tiểu sinh ra càng nhiều thì số lần nhu động càng tăng. Quá trình nhu động của niệu quản chịu sự chi phối của thần kinh thực vật. Dây thần kinh phó giao cảm ở trạng thái hưng phấn làm cho nhu động tăng cường, cịn dây thần kinh giao cảm thì có tác dụng ngược lại. Quá trình thải nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo ra ngồi khơng liên tục mà thành từng đợt theo phương thức phản xạ.

Bàng quang có thể tích lớn, thành bàng quang có cấu tạo cơ trơn ba lớp, lớp ngoài và trong là sợi cơ dọc, lớp giữa là sợi cơ vịng. Khi hoạt động thì co giãn thống nhất ăn khớp với hoạt động thải nước tiểu. Có nghĩa là ăn khớp với hoạt động đóng mở cơ vịng (nơi tiếp giáp giữa bàng quang với niệu đạo). Cơ vòng niệu đạo là cơ đặc biệt đóng vai trị như một cái van áp lực. Cơ vịng niệu đạo có cấu tạo hai lớp, lớp trong là lớp cơ trơn phát triển, lớp này có khả năng chịu được áp lực cỡ 15cm nước có nghĩa là mức nước tiểu chứa trong bàng quang vượt quá 15cm thì cơ này mở, sinh ra cảm giác mót đi tiểu (rõ ở người). Cơ

89

vịng ngồi có cấu tạo là cơ vân (co giãn theo ý muốn), cơ này có khả năng chịu được áp lực của nước tiểu cỡ 70cm.

Bàng quang có cấu tạo đặc biệt như trên, do vậy phản xạ thải nước tiểu là sự phối hợp ăn khớp giữa hoạt động co giãn cơ trơn thành bàng quang và cơ vòng niệu đạo. Đặc biệt cơ vịng niệu đạo có lớp ngồi là cơ vân nên phản xạ thải nước tiểu còn chịu sự chi phối của vỏ não, có nghĩa là nó hoạt động theo ý muốn.

Nước tiểu chỉ chuyển từ bàng quang xuống niệu đạo:

Khi áp lực của nước tiểu trong bàng quang thắng được sức chịu đựng áp lực của "van" cơ vòng niệu đạo (cơ trơn vòng trong sức chịu áp lực 15cm nước, cơ vân vịng ngồi 70cm nước). Như vầy đối với 'động vật non mới sinh lớp cơ vân vòng ngồi chưa phát triển thì phản xạ thải nước tiểu là phản xạ không điều kiện, con vật đi tiểu nhiều lần.

Trung khu của phản xạ thải nước tiểu nằm ở tuỷ sống vùng khum với sự tham gia của vỏ não. Thải nước tiểu là động tác phản xạ do kích thích khơng điều kiện gây nên.

Khi áp lực nước tiểu ở bàng quang tăng lên vượt quá sức chịu đựng áp lực của cơ trơn vịng trong của cơ vịng niệu đạo, nó kích thích thụ quan nhận cảm áp lực của vách trong bàng quang. Xung động thần kinh qua dây hạ vị và dây chậu (những dây thần kinh chi phối bàng quang) vào tuỷ sống vùng khum rồi lên vỏ não. Ở vỏ não xảy ra q trình phân tích tổng hợp, nếu xét thấy cần thiết thải nước tiểu thì từ vỏ não phát xung động xuống trung khu thải nước tiểu ở tuỷ sống vùng khum. Xung động qua dây chậu đến bàng quang làm co cơ trơn thành bàng quang. Kết quả làm cho áp lực nước tiểu đối với cơ vòng niệu đạo vốn đã cao lại càng tăng lên, cơ vòng trong giãn ra. Đồng thời xung động thần kinh qua dây thẹn làm cơ vân vịng ngồi giãn theo, nước tiểu được chuyển qua niệu đạo ra ngồi.

Nếu khơng muốn đi tiểu thì bàng quang giãn và giảm áp lực của nước tiểu với cơ vòng niệu đạo, đồng thời hai lớp cơ vòng niệu đạo co lại, ngừng thải nước tiểu. Vì một lý do nào đó mà trung khu thải nước tiểu ở tuỷ sống bị mất liên lạc với vỏ não như gia súc bị chấn thương vùng hông khum hay bị ngất, hôn mê... con vật sẽ thải nước tiểu bằng phản xạ không điều kiện (vô ý thức) hoặc ngừng phản xạ thải (bí đái). Phản xạ thải nước tiểu chịu sự điều hòa của hệ thống thần kinh. Cơ trơn bàng quang chịu sự chi phối điều hòa của hệ thần kinh thực vật. Sợi thần kinh giao cảm xuất phát từ dây hạ vị. Sợi thần kinh phó giao cảm xuất phát từ dây chậu. Cơ vòng niệu đạo chịu sự chi phối của dây thẹn xuất phát từ tuỷ sống vùng khum. Khi hệ thần kinh giao cảm hưng phấn thì làm cho cơ vịng

90

niệu đạo trong và cơ bàng quang giãn ra (gặp khi không thải nước tiểu). Khi thần kinh phó giao cảm hưng phấn thì tác dụng ngược lại, cơ bàng quang co cơ vòng niệu đạo trong giãn (gặp khi thải nước tiểu).

Câu hỏi ôn tập

1. Giải thích q trình hình thành và bài tiết nước tiểu ở động vật? 2. Giải thích q trình bài tiết nước tiểu ở động vật?

91

CHƯƠNG 6

SINH LÝ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT MH10-06

Giới thiệu: Nội dung chương 6 giới thiệu chức năng của các tuyến nội tiết và sự

điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết.

Mục tiêu:

-Kiến thức: Hiểu rõ về chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết.

-Kỹ năng: Ứng dụng chức năng của các tuyến nội tiết và sự điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết vào chăn nuôi gia súc.

-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với cơng việc, có khả năng tự học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 96 - 99)