3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm
2. Cơ chế hình thành nước tiểu
2.1. Giaiđoạn lọc qua
Do chênh lệch đường kính giữa động mạch vào và động mạch ra của tiểu cầu thận mà máu bị ứ lại trong tiểu cầu tạo nên áp lực lọc qua. Theo tính tốn lý thuyết trị số áp lực đó bằng 60% trị số huyết áp động mạch.
Huyết tương của máu lọc qua tiểu cầu thận phải khắc phục được hai lực cản: Một là áp lực thể keo của huyết tương (Pk) có trị số bằng 25mmHg.
Hai là áp lực dịch thể của nang Baoman (Phi) có trị số bằng 5mmHg. Như vậy áp lực lọc qua (Pl) còn lại gọi là áp lực lọc qua có hiệu quả:
Như vậy trong điều kiện sinh lý bình thường áp lực lọc qua có hiệu lực Pl cho phép huyết tương có thể lọc qua tiểu cầu thận một cách thuận lợi.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến áp lực lọc qua như tim đập nhanh, huyết áp tăng hay những tác nhân hóa học thuộc nhóm thuốc lợi niệu làm giãn động mạch dấn tiểu cầu thận làm cho áp lực lọc qua tăng. Trong trường hợp viêm thận hay có thai vào thời kỳ cuối áp lực kể keo (Pk) giảm, kết quả cũng làm cho áp lực lọc qua (Pl) tăng, làm cho nước tiểu được hình thành nhiều.
Ngược lại khi huyết áp động mạch vì một lý do nào đó giảm xuống, hoặc áp lực trong ống dẫn nước tiểu tăng thì quá trình hình thành nước tiểu sẽ giảm. Qua tính toán thực nghiệm người ta cho thấy nếu huyết áp giảm xuống 50mmHg hoặc áp lực trong ống dẫn nước tiểu tăng lên 30mmHg thì sự sinh nước tiểu sẽ ngừng.
Khi máu chảy qua tiểu cầu thận thì hầu hết các chất của huyết tương được lọc qua.
Riêng protein thì chỉ có một số ít phân tử có trọng lượng dưới 70.000 đơn vị oxy được lọc qua. Tuy nhiên trong các bệnh viêm thận, chức năng lọc bị rối loạn thì chất albumin (phân tử lượng 70.000 đơn vị) sẽ bị lọc qua theo nước tiểu ra ngoài, trường hợp tổn thương nặng có thể có cả hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.
Chất dịch lọc qua tiểu cầu vào nang Baoman có thành phần giống như chất lọc qua mao mạch sang dịch kê tế bào.
Dịch thể được lọc qua nang Baoman và ống thận nhỏ gọi là "nước tiểu đầu', nó có thành phần gần giống như huyết lương.