3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm
3. Sinh lý sinh dục cái
3.1. Sự hình thành và pháttriển củatrứng
Tế bào trứng hay trong hình thành trong buồng trứng, nó được phát triển từ các tế bào sinh dục chưa thành thục gọi là noãn nguyên bào (ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào tương tự như tinh nguyên bào, trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các tế bào sinh dục chưa chín đó chứa số lượng lưỡng bội nhiễm sắc thể. Các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành thục về tính dưới ảnh hưởng điều hịa của trung khu sinh dục ởvùng dưới đồi (Hypothalamus)
thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích thích tuyến yên tiết các hormone hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình pháttriển nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động dục đầu tiên, các nang trứng nguyên thuỷ thay phiên nhau phát triển để hình thành trứng chín.
Q trình phân chia thành thục của trứng được chia làm hai giai đoạn:
- Từ noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp) phân chia giảm nhiễm cho /a noãn bào cấp II (noãn bào thứ cấp) và một cầu cực thứ nhất (quá trình xảy ra ngay trước khi rụng trứng).
- Phân chia lần hai, từ noãn bào cấp II phân chia cho ra noãn bào lớn để thành tế bào trứng chín và một cầu cực thứ hai, tế bào trứng chín chứa đơn bội nhiễm sắc thể. Các thể cực nhỏ tiêu biến. Nỗn bào cấp II truyền tồn bộ nỗn hồng cho tế bào trứng. Điểm khác với sự phân chia tinh trùng chính là từ tinh bào cấp II cho ra 4 tinh trùng có nguyên sinh chất tương đương. Còn đối với sự phân chia trứng thì có sự phân chia khơng đồng đều ngun sinh chất, đảm bảo cho trứng chín có đủ lượng ngun sinh chất và nỗn hồng dự trữ cho hợp tử sau này (các thể cực ngun sinh chất rất ít và khơng có nỗn hồng).
126
- Nhân tố hormone: Khi thành thục về tính, các nang trứng tuần tự bước vào giaiđoạn phát triển để thành trứng chín theo chu kỳ.
Dưới tác động của FSH thông qua tương tác hormone - đen, quá trình sinh tổng hợp protein được xúc tiến mạnh mẽ, nang trứng khơng ngừng gia tăng về kích thước.
Lớp tế bào hạt phát triển thành nhiều lớp, bọc lấy tế bào trứng ở phía trong, kế đó là màng cơ bản, phía ngồi là lớp tế bào vỏ (thếch), len lỏi vào lớp tế bào vỏ là hệ thống mạch máu.
Đặc biệt cấu trúc tiếp nhận FSH ở lớp tế bào hạt (Granulosa) được hình thành, FSH gia tăng hiệu ứng kích thích làm cho nang trứng phát triển mạnh mẽ. Mặt khác tại đây, FSH cịn kích thích tế bào hạt tiết estrogen là hormone sinh dục cái điển hình.
Người ta cho rằng estrogen được sinh ra cùng sự tương tác của FSH đến lớp tế bào hạt, kích thích nó tiết dịch, chất dịch tạo ra gọi là dịch nang trứng. Dịch nang trứng sinh ra, ép lớp tế bào hạt lại để tạo ra thể hang (thể hang chứa dịch nang trứng). áp lực của dịch nang trứng là điều kiện để phá vỡ vỏ nang trứng sau này (khi rụng trứng).
- Nhân tố ngoại cảnh:
Thức ăn (mức dinh dưỡng): là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới phát triển của buồng trứng và các bộ phận của đường sinh dục cái nói chung.
Theo kết quả nghiên cứu của L.A.Denharog và H.A.M Van Der-steen 1984 (Hà Lan), ở Heo nái hậu bị có mức dinh dưỡng cao, khối lượng buồng trứng tử cung đều lớn hơn rõ rệt so với nhóm heo với mức dinh dưỡng thấp ép < 0,01).
Có sự ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển của tế bào sinh dục nhiều hơn tế bào cơ, xương, mỡ nhưng sự ưu tiên đó phải nằm trong tương quan chung về dinh dưỡng có trong cơ thể.
- Giống: Các giống khác nhau, chất lượng của quá trình phát triển nang trứng cũng khác nhau do đến quy định.
Ngồi ra các yếu tố khác như khí hậu, chế độ chăm sóc... cũng có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của trứng.