Đặc tính lý hố của nước tiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 88 - 91)

3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm

1. Đặc tính lý hố của nước tiểu

Nước tiểu là chất bài tiết của cơ thể hình thành trong hoạt động của thận. Đặc tính lý hóa của nước tiểu phản ánh quá trình trao đổi chất của cơ thể gia súc, trạng thái chức năng của thận cũng như trạng thái sinh lý của cơ thể. Đặc tính lý hóa học của nước tiểu thay đổi theo lồi động vật, cá thể, trạng thái sinh lý của cơ thể, mức độ dinh dưỡng, trạng thái làm việc hay nghỉ ngơi. Các yếu tố khác của ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, khí hậu, thời tiết... cũng gây ra những biến đổi lý hóa học của nước tiểu.

Trong lâm sàng thú y và trong chăn nuôi gia súc, người ta lấy việc xét nghiệm nước tiểu làm căn cứ để đánh giá tình trạng trao đổi chất của cơ thể, trạng thái chức năng của thận cũng như giúp cho việc chẩn đốn bệnh tật gia súc có những căn cứ tin cậy.

Đặc tính lý học của nước tiểu

Màu sắc của nước tiểu

Trong điều kiện sinh lý bình thường nước tiểu là dịch lỏng không màu. Tuy nhiên màu sắc của nước tiểu cũng có sự thay đổi lớn vàng nhạt hay vàng đậm tùy thuộc vào lượng sắc tố từ nhiều nguồn gốc khác nhau tham gia vào quá trình tạo màu của nước tiểu.

Sắc tố có trong thức ăn thực vật hoặc trong thuốc uống, thuốc tiêm, khi bài tiết cùng với nước tiểu ra ngồi cũng góp phần làm thay đổi màu sắc nước tiểu. Gia súc ăn cỏ như trâu bị, nước tiểu có màu vàng đậm hơn loài gia súc ăn thịt. Màu vàng của nước tiểu do có chứa các sắc tố như urobilinogen bị oxy hóa thành urobilin khiến nước tiểu chuyển dần sang vàng thẫm.

81

Urobilin là sản phẩm chuyển hóa của urobilinogen, cịn urobilinogen là do sắc tố mật bilirubin khi theo máu đến thận chuyển thành.

Vì vậy những nhân tố bệnh lý làm vỡ hồng cầu (sốt, sốt nhiễm trùng, ký sinh trùng đường máu) làm cho sắc tố nước tiểu hình thành nhiều và nước tiểu vàng khè.

Khi gan bị bệnh, đặc biệt là sán lá gan, làm tắc ống dẫn mật, mật thấm vào máu cũng làm cho nước tiểu màu vàng khè.

Khi tổn thương cầu thận, một ít hồng cấu lọt qua cầu thận xuất hiện trong nước tiểu làm nước tiểu có màu đỏ máu (đỏ nâu). Khi tổn thương đường tiết niệu thì nước tiểu có màu đỏ tươi.

Do đó xác định màu sắc nước tiểu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán lâm sàng thú y.

Nước tiểu của ngựa thường đục và dính là do trong nước tiểu ngựa có chứa nhiều canxi carbonate và các tế bào thượng bì trong đường tiết niệu bong ra theo nước tiểu .

Tỷ trọng nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu ít có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên lồi gia súc ăn cỏ thường có tỷ trọng cao hơn lồi ăn tạp hoặc ăn thịt. Trong điều kiện sinh lý bình thường, tỷ trọng nước tiểu của các loài gia súc như sau:

Độ pH của nước tiểu

Độ pH của nước tiểu biến động phức tạp hơn nhiều so với tỷ trọng nước tiểu. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lồi gia súc, tình trạng trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của thức ăn.

Thức ăn thực vật chứa nhiều gốc kiềm và hydratcarbone. Thức ăn loại này sau khi oxy hóa trong cơ thể sinh ra muối bicarbonate nghi và khu, vượt quá nhu cầu của cơ thể nên được thải ra ngoài theo nước tiểu. Gốc kiềm này làm cho nước tiểu mang tính kiềm. Như vậy gia súc ăn cỏ nước tiểu mang tính kiềm: pH ngựa = 7,1 - 8,7; pH bò = 7,4 - 8,7

Nước tiểu của động vật ăn thịt mang tính acid vì trong thức ăn của lồi này có chứa nhiều lưu huỳnh và phospho. Trong quá trình trao đổi chất nó được oxy hố, sinhra các sản vật trung gian mang tính acid. Cuối cùng các aciđ này được bài tiết ra ngoàitheo nước tiểu, do vậy làm cho nước tiểu mang tính acid. Nhìn chung, các lồi động vật ăn thịt như chó, mèo... nước tiểu có độ pH khoảng 5,7. Còn ở động vật ăn tạp như heo, phản ứng của nước tiểu khi thì kiềm, khi thì acid tuỳ theo tính chất của thức ăn.

82

Phản ứng của nước tiểu cịn phản ánh tình trạng trao đổi chất của cơ thể. Khi vận động mạnh, cơ thể sinh ra nhiều sản vật trao đổi trung gian mang tính acid làm cho độoan của nước tiểu tăng lên. Khi vận động nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi xu hướng biến đổi độ pH theo chiều ngược lại.

Ví dụ ở ngựa khi làm việc khẩn trương pH nước tiểu là 7,2, làm việc nhẹ là 7,4 còn khi nghỉ ngơi là 8, 1 .

Trong một số trường hợp bệnh lý như bệnh đái đường chẳng hạn, nước tiểu xuất hiện nhiều thể cetonic, khiến pH giảm đi. Khi bị viêm đường niệu đạo độ kiềm của nước tiểu tăng lên.

Lượng nước tiểu

Lượng nước tiểu của gia súc được tính bằng dung tích (lít) thải ra trong một ngày đêm (24 giờ). Tùy theo các loài gia súc khác nhau mà lượng nước tiểu thải ra trong một ngày đêm khác nhau.

Tuy nhiên lượng nước tiểu còn biến động tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưtrạng thái sinh lý của cơ thể, ngày, đêm, mùa vụ... đặc biệt nó có quan hệ mật thiết vớiquá trình bài tiết mồ hơi của da.

Thành phần hóa học của nước tiểu

Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất được lọc trực tiếp từ máu, song thành phần của nó khác nhiều so với máu.

Nước chiếm một tỷ lệ lớn (93 - 95%) trong thành phần nước tiểu, còn lại là các chất hữu cơ và vô cơ.

Các chất hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn là những sản vật chứa nitơ, đó là những sản phẩm cuối cùng của trao đổi protein. Những sản vật này bao gồm:acid uric, creatinin... Trong đó hàm lượng urê là nhiều nhất, chiếm 80% tổng lượng chất hữu cơ. Nước tiểu còn chứa một hàm lượng nhỏ các chất như hormone,vitamin, men, các sắc tố, các acid amin, acid lactic...

Các chất vô cơ chủ yếu là muối khống. Thành phần này có được là kết quả lọc của thận trong quá trình điều hịa áp suất thẩm thấu của máu. Vì thành phần áp suất thẩm thấu tinh thể là yếu tố linh động được kiểm tra và bài tiết ở thận dễ dàng.

So sánh thành phần hóa học của nước tiểu với huyết tương cho thấy có ba loại chất:

- Chất có trong huyết tương, khơng có trong nước tiểu bình thường như protein, glucid, lipid. Thận có khả năng ngăn khơng cho các chất đó thốt qua nước tiểu.

83

- Chất khơng có trong huyết tương như acid hipuric, amoniac. Thận có khả năng tổng hợp các chất đó.

- Chất có trong huyết tương nhưng ở nước tiểu thì nồng độ đậm đặc hơn như Cl- ,K+, Ca++, Mg++... Thận có chức năng lọc và cơ đặc các chất đó. Đây là chức năng quan trọng nhất của thận trong việc điều hịa nội mơi.

Ý nghĩa của việc kiểm tra nước tiểu ở gia súc:

Thành phần và đặc tính của nước tiểu là tấm gương phản ánh quá trình trao đổi chất, người ta có thể xem nó là những chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ của gia súc. Khi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khoẻ, người ta thường quan tâm tới các thành phần sau đây:

- Albumin niệu: Trong điều kiện sinh lý bình thường nước tiểu khơng có albumin. Ngun nhân chính của Albumin niệu là bệnh viêm thận.

- Glucose niệu: Bình thường glucose được lọc qua tiểu cầu thận, nhưng nó lại được hấp thụ trở lại máu hồn tồn vì vậy trong nước tiểu khơng có đường. Trường hợp thấy glucose niệu, chứng tỏ trao đổi đường bị rối loạn, có thể do thiếu insulin của tuyến tuỵ đó là nguyên nhân của bệnh đái đường (diabes). - Huyết niệu: Bình thường hồng cầu và bạch cầu khơng có trong thành phần nước tiểu. Chỉ khi thận và các cơ quan thải nước tiểu bị xuất huyết như bệnh viêm thận,viêm ống dẫn nước tiểu và viêm bàng quang... thì trong nước tiểu cổ lẫn máu gọi làhuyết niệu.

- Kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu có trong nước tiểu của gia súc có ý nghĩa trong việc chẩn đoán các bệnh ở thận, sự tiến triển cũng như mức độ trầm trọng của bệnh. Nếu nhiều bạch cầu cần phải nghĩ tới viêm bể thận, nếu nhiều hồng cầu thì có khả năng sỏi.

Ngồi ra nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu cũng có ý nghĩa trong việc chẩn đốn lâm sàng các bệnh của cơ quan tiết niệu, đặc biệt là bệnh sỏi do lắng đọng khoáng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)