Sự thụ tinh

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 140 - 142)

3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm

3. Sinh lý sinh dục cái

3.5. Sự thụ tinh

Khái niệm

Thụ tinh là q trình kết hợp và đồng hóa lẫn nhau giữa 2 tế bào sinh dục tinh trùng và trứng để tạo ra một hợp tử mang bản chất hồn tồn mới, có q trình trao đổi chất cao và có số lượng nhiễm sắc thể là 2n.

Các giai đoạn của quá trình thụ tinh

Ở gia súc quá trình thụ tinh xảy ra qua ba giai đoạn:

133

Thể đỉnh ở đầu tinh trùng tiết ra enzyme hyaluronidase phân giải acid hyaluronic là chất keo gắn các tế bào của màng phóng xạ. Một số tế bào của màng phóng xạ sẽ rời ra và hình thành 1 cửa mở cho tinh trùng tiến vào. Enzyme hyaluronidase có đặc điểm là khơng đặc trưng cho lồi, vì thế để tiết kiệm tinh dịch của giống cao sản quý, người ta dùng hỗn hợp 2 loại tinh dịch của 2 loài khác nhau (l loài cao sản + 1 loài thấp sản, hoặc 2 loài gia súc khác nhau) với liều lượng thích hợp để dẫn tinh cho con cái, sẽ cóhiệu quả. Sự hỗn hợp này có mục đích bổ sung đủ lượng enzyme cần thiết để phá được màng phóng xạ.

Giai đoạn phá màng trong suốt

Đầu tinh trùng tiết enzyme zonalizin phân huỷ màng trong suốt. Enzyme này đặc trưng cho lồi, vì vậy chỉ những tinh trùng cùng loài mới phát huy tác dụng ở giai đoạn này và tiếp cận trứng. Sau đó có khoảng vài chục tinh trùng có sức sống cao nhất qua màng trong suốt tiếp cận với màng nỗn hồng.

Giai đoạn phá màng nỗn hồng và đồng hóa giữa nhân trứng với đầu tinh trùng

Đầu tinh trùng tiết enzyme muraminidase phân giải một điểm của màng nỗn hồng, sau đó chỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hồng cho đầu lọt vào phía trong, đi đứt ra để lại bên ngồi. Ngay sau đó hình thành 1 màng ngăn khơng cho tinh trùng khác vào nữa. Q trình này cần có sự tham gia của ion Ca++, vì vậy nếu khử Ca++ thì sẽ có nhiều tinh trùng lọt được vào trong màng nỗn hồng nhưng kết quả chỉ 1 tinh trùng thụ tinh với trứng. Đồng hóa giữa tinh trùng và trứng: đầu tinh trùng hút dịch tế bào chất của trứng để tăng kích thước tương đương với nhân của tế bào trứng, sau đó nhân của tinh trùng và nhân của trứng đồng hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n Nó. Hợp tử sẽ di chuyển về sừng tử cung, ở heo hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung, ở bò hợp tử làm tổ ở gốc giữa thân và sừng tử cung. Sau khi bám chắc vào niêm mạc tử cung thì hợp tử pháttriển thành phôi và giữa phôi với tử cung hình thành nhau thai. Ở gia súc sự "làm tổ" này hoàn thành từ 2 - 5 tuần sau thụ tinh.

Tính chọn lọc của trứng trong thụ tinh

Tế bào trứng ưu tiên chọn quan hệ xa về huyết thống: thực tế trộn tinh dịch Heo đực Ỉ với tinh dịch Heo đực Đại Bạch rồi phối cho Heo nái Ỉ thì đàn con sinh ra có đến 3/4 là con lai F, (Đại Bạch x Ỉ).

- Tế bào trứng ưu tiên chọn tinh trùng có sức sống cao nhất, như vậy thụ tinh không chỉ là sự tái tổ hợp hai kiểu trên mà cịn có sự chọn lọc tinh tế về kiểu trên để tái tổ hợp, để tạo ra hợp tử có sức sống cao.

134

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 140 - 142)