Tinhtrùng và sự thành thục củatinh trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 118 - 121)

3.Thực hành : Quan sát tếbào hồng cầu củagia súc, gia cầm

4. Điều hòa hoạtđộng của các tuyến nộitiết

2.2. Tinhtrùng và sự thành thục củatinh trùng

Tinh trùng

Tinh trùng là tế bào sinh dục đực được hình thành trong ống sinh tinh trong dịch hồn của gia súc. Dưới kính hiển vi người ta có thể phân biệt được các bộ phận cấu tạo của tinh trùng gồm: đầu, cổ, thân và đuôi.

- Đầu tinh trùng của gia súc hơi bằng, hình bấu dục, phần chóp có chứa thể Golgi tạo nên cái gọi là thể đỉnh (acrosome). Thể này chứa men phân huỷ màng trứng, giúp cho tinh trùng xuyên qua được màng trứng. Đầu có chứa nhân ở giữa, xung quanh là nguyên sinh chất.

111

- Cổ: Các ty thể tập trung nhiều ở vùng tiếp giáp giữa đầu và đuôi của tinh trùng tạo nên một bộ phận nhỏ trung gian gọi là cổ. Các ty thể này làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho đuôi hoạt động.

- Thân và đuôi: Gồm hai sợi dọc ở trung tâm và chín sợi dọc khác bao quanh. Xung quanh sợi dọc là sợi xoắn. Cấu tạo này làm cho tinh trùng có khả năng bơi (dich chuyển) trong mơi trường tinh dịch.

Kích thước và độ dài của đi cũng như cấu tạo của đầu và cổ tinh trùng hết sức đa dạng. Kích thước của tinh trùng có đặc điểm là không tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể.

Ví dụ: Chiều dài của tinh trùng (μm): Bị: 61-78; Thỏ: 35-62; Heo: 37-62.

Thành phần của tinh trùng có khoảng 25% vật chất khơ, 75% nước. Trong vật chất khơ có khoảng 85% protein, 13,2% lipid và 1,8% chất khoáng, các chất khác tỷ lệ thấp khơng đáng kể. Đầu tinh trùng có chứa ADN, cịn ở đi chứa nhiều lipid.

Hình 7.1: Cấu tạo của tinh trùng

Quá trình phát sinh và thành thục của tinh trùng

Dịch hoàn của gia súc bao gồm những ống xoắn hình trụ gọi là ống sinh tinh, bao quanh là mơ kẽ, dịch hồn gồm hai thành phần:

- Mô sinh tinh bao gồm 2 loại tế bào có chức năng khác nhau trong quá trình hình thành tinh trùng là tế bào sinh tinh (Spermatogonie) và tế bào phụ (sertoli). - Mơ kẽ có chứa tế bào Leydig.

Tinh nguyên bào còn gọi là tế bào sinh dục nguyên thuỷ chưa chuyển hố. Trongq trình phát triển phơi thai và thời kỳ đầu sau khi đẻ, tinh nguyên bào phân chia nguyên nhiễm để gia tăng số lượng.

Sau khi sinh cho tới khi thành thục về tính, có sự thay đổi thành phần của hai loại tế bào này. Bascom và Osteruel nghiên cứu trên Heo thấy:

112

Khi mới sinh có 84% mơ kẽ, 16% mơ sinh tinh. Khi thành thục về tính, tỷ lệ này lần lượt là 37,8% và 62,2%. Kết quả của sự biến đổi này làm cho dịch hồn gia tăng dần về kích thước.

Quá trình biến đổi từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ (tinh nguyên bào) thành tinh trùng hoàn chỉnh xảy ra và hồn tất khi con đực thành thục về tính. Cụ thể là nó trải qua hai lần phân chia để tạo thành tinh tử. Tinh bào cấp I là những tinh nguyên bào trưởng thành do kết quả của phân chia nguyên nhiễm ở giai đoạn trên. Nó tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để cho ra hai tế bào bằng nhau về độ lớn gọi là tinh bào cấp II. Tinh bào cấp II được hình thành thì tiếp tục phân chia lần thứ hai, kết quả là tạo ra 4 tinh tử. Như vậy từ một tinh bào cấp I qua hai lần phân chia cho 4 tinh tử.

Tinh tử là một tế bào hình cầu, phải trải qua một quá trình biến đổi phức tạp nhưng không kèm theo phân bào để hình thành nên tinh trùng.

Điều hịa q trình sinh tinh trùng là một quá trình phức tạp với sự tham gia chủ yếu của hệ nội tiết, q trình này có liên quan tới chức năng sinh lý của hai loại tế bào quan trọng là tế bào Leydig và tế bào Sertoli.

Vai trị của tế bào Leydig trong q trình hình thành tinh trùng

Chức năng chính của tế bào Leydig là sản xuất ra hormone sinh dục đực androgen, chất có hoạt tính cao nhất là testosteron (chức năng nội tiết) để điều hịa q trình sinh tinh Testosteron sau khi hình thành ở đây thì một phần được vận chuyển tới ống sinh tinh và thúc đẩy quá trình phân chia giảm nhiễm với tế bào sinh tinh.

Người ta cho rằng testosteron trước khi gắn nối với tế bào sinh tinh để gây ảnh hưởng nó cịn được gắn nối với một protein vận chuyển do tế bào Sertoli sản xuất ra.

Vì testosteron là một steroid, muốn vận chuyển được trong máu và trong dịch kẽ tếbào, nó phải liên kết với protein để tạo thành phức chất vận chuyển.

Một phần testosteron được chuyển vận vào máu để tham gia vào quá trình sinh tinh và duy trì các đặc điểm sinh dục thứ cấp; hoạt động tiết dịch của các tuyến sinh dục phụ và phát triển hệ cơ trong cơ thể.

- Chức năng thứ hai quan trọng của tế bào Leydig là: Trên màng tế bào Leydig cócấu trúc nhận biết ICSH đặc hiệu. ICSH được gắn với cấu trúc đặc biệt này, qua con đường AMP vịng làm hoạt hóa Proteinkinase men này có vai trị xúc tác chuyển cholesteron thành testosterơn.

Các nghiên cứu gần đây còn cho rằng FSH có vai trị trong việc kích thích sự hình thành cấu trúc tiếp nhận ICSH ở màng tế bào Leydig.

113

Vai trò của tế bào Sertoli trong quá trình hình thành tinh trùng là sản xuất chất protein vận chuyển để gắn nối với testosteron, tạo thành phức chất testosteron- proteinvận chuyển để tới tế bào sinh tinh ở ống sinh tinh. Nếu chúng khơng có protein vận chuyển thì testosteron không thể tới tế bào sinh tinh để gây ảnh hưởng được.

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành tinh trùng

- Hormone: là yếu tố nội tại quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng. Theo tác giả Phút Hughes (1980) thì trong quá trình phân chia nguyên nhiễm, testosteron và STH (kích sinh trưởng tố) cùng ảnh hưởng đến quá trình này. Cịn q trình phân chia giảm nhiễm thì testosteron là yếu tố kích thích quan trọng nhất. FSH thì ảnh hưởng sâu sắc tới việc sinh tổng hợp protein cho sự hoàn thiện cấu tạo tinh trùng từ tinh tử.

- Giống: Các giống khác nhau do vốn đen khác nhau nên sự mở đến cho quá trình sinh tinh cũng khác nhau. Tuy nhiên những giống được chọn lọc và cải tạo thì chất lượng tinh trùng cũng tốt hơn những giống không được chọn lọc, cải tạo.

- Chế độ dinh dưỡng: Vật chất cấu tạo chủ yếu của tinh trùng là protein, vì vậy nó là yếu tố dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và chất lượng của tinh trùng. Ngoài ra các vitamin E, vitamin A và vitamin D là những vitamin cần thiết cho sự hình thành và nâng cao chất lượng của tinh trùng.

- Tuổi: Tinh trùng có sức sống mạnh nhất vào thời kỳ thành thục thể vóc, tuổi càng cao (càng già) thì sức sống giảm đi.

- Chế độ sử dụng, chăm sóc: Khoảng cách giữa các lần phóng tinh phải hợp lý, khơng ngắn q cũng khơng dài q. Sau mỗi lần phóng tinh cần phải bổ sung thức ăn giàu protein và các vitamin A, E. Thường xuyên tắm chải và cho gia súc vận động.

- Khí hậu: Mùa xuân, thu mát mẻ, ấm áp, sự hình thành và chất lượng tinh trùng cũng tốt hơn mùa hè nóng nực, oi bức và mùa đơng giá rét.

- Thời tiết: Sự nóng lạnh đột ngột, ẩm độ cao đều là những stress ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh trùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 118 - 121)