5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
Đánh giá và đo lường hoạt động tiêu thụ là một trong những bước quan trọng quyết định thành công của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Đánh giá và đo lường cập nhật, chính xác giúp doanh nghiệp có phản ứng nhanh chóng trước diễn biến của thị trường, kịp thời điều chỉnh chiến lược hoạt kế hoạch tiêu thụ cho sát với thực tế.
Doanh nghiệp đánh giá hoạt động tiêu thụ dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau:
1.3.1 Khối lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ và thị phần
Khối lượng tiêu thụ là chỉ tiêu đo trực tiếp kết quả hoạt động tiêu thụ thể hiện
bằng số lượng sản phẩm đơn vị cái, chiếc, m2… được thể hiện bằng công thức:
Dựa vào cơng thức này ta có thể chia ra thành một số trường hợp sau:
- TH1: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm và khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng. Trường hợp này được coi là hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Nguyên nhân: do mức dự trữ đầu kỳ tăng. Mặt khác, mức dự trữ cuối kỳ cũng tăng lên, rõ ràng là mức dự trữ đầu kỳ tăng với tốc độ lớn hơn. Điều này thể hiện sự không cân đối giữa sản xuất dự trữ và tiêu thụ.-
- TH 2: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm. Trường hợp này xảy ra nếu: +Sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kỳ sau thì đánh giá tích cực, bởi vì tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất, doanh nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà còn đủ sản phẩm để dự trữ thể hiện được tính cân đối dự trữ - sản xuất và tiêu thụ.
+ Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm: điều này sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kỳ sau, không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ đã ký kết. Tính cân đối khơng được thực hiện.
+ TH 3: Nếu khối lượng tiêu thụ sản phẩm giảm trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, dự trữ đầu kỳ giảm và dự trữ cuối kỳ tăng. Tình hình này đánh giá khơng tốt. Doanh nghiệp khơng hồn thành được kế hoạch tiêu thụ, gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối giữa dự trữ - sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân: không tổ chức tốt công tác tiêu thụ.
+ TH 4: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất giảm, dự trữ đầu kỳ tăng, dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn hơn. Doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dự trữ cuối kỳ ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau. Tính cân đối giữa dự trữ - tiêu thụ và sản xuất không được đảm bảo.
Doanh thu tiêu thụ là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cung cấp dịch vụ ( kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh thu của hàng hoá bị trả lại và phần giảm giá cho người mua đã chấp nhận nhưng chưa ghi trên hoá đơn ) là tổng ,
Khối lượng tiêu thụ trong năm
Số lượng tồn kho
đầu năm Số lượng sản xuất
trong năm Số lượng tồn kho cuối năm
= + -
giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hố, cung cấp dịch vụ cho khách hàng với cơng thức:
D = ΣQi *Pi (i=1,n)
Trong đó: D doanh thu tiêu thụ, Q: i: Số lượng sản phẩm i, P: Giá bán sản phẩm i
Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra
Bao gồm các khoản giảm giá bán hàng, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Thị phần là chỉ tiêu quan trọng có đơn vị % là tỷ lệ giữa mức tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng mức tiêu thụ của tổng thị trường xét trong tổng danh mục hàng hóa hoặc trong từng ngành hàng, nhóm hàng, mã hàng cụ thể. Thị phần cịn được tính là tỷ lệ giữa mức tiêu thụ của doanh nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh dẫn đầu và trực tiếp. Qua đó kế hoạch doanh nghiệp có cơ sở để định hướng và định vị chỗ đứng trong tương lai.
1.3.2 Chi phí hoạt động tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp
Khi xây dựng kế hoạch tiêu thụ doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi phí cho việc triển khai kế hoạch được khả thi. Như chi phí nhân cơng, chi phí quảng cáo, chị phí xúc tiến bán, chi phí chi cho nghiên cứu thị trường…
Chi phí nhân cơng cho hoạt động tiêu thụ là các khoản lương, thưởng chi trả
cho nhân công tham gia hoạt động tiêu thụ như: nhân viên bán hàng, nhân viên giao nhận, kế toán, thủ quỹ, lái xe, thợ lắp đặt… phục vụ việc tiêu thụ hàng hóa.
Chi phí quảng cáo là các khoản kinh phí chị cho hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm hoặc quảng cáo thương hiệu trên các kênh thông tin đại chúng như: tivi, đài, taxi, trên loa của phường xã, phát tờ rơi, in baner, biển bạt,…
Chi phí xúc tiến bán là hoạt động chi cho khách hàng như Chương trình khuyến mại, chương trình thưởng cho nhân viên bán hàng tốt hoặc bán được mặt hàng cần đẩy doanh số, hoặc hoạt động triển khai bán hàng lưu động…
Chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường là các chị phí thuê tổ chức nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, hoặc hoạt động tổ chức tự nghiên cứu như chi lương nhân sự, chi phí đi lại, ăn ở, chi phí tiếp đón đối tượng nghiên cứu,…
Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ phản ánh tốt nhất hoạt động tiêu thụ, được đo lường
bằng: Tổng doanh thu tiêu thụ – các khoản giảm trừ – Giá vốn hàng bán – chí phí bán hàng – Chi phí quản lý.
Tỷ suất lợi nhuận: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
DCP =
LN TC
x 100%
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
DDT =
LN TR
x 100%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn DV =
L N
Tổng vốn sản xuất
x 100%
Cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau về quy mơ sản xuất.
1.3.3 Tỉ lệ hồn thành so với kế hoạch
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là chỉ tiêu so sánh giá trị đặt ra trong bản kế hoạch với giá trị thực tế đạt được khi so sánh cùng đơn vị như khối lượng, giá trị doanh thu tiêu thụ hoặc lợi nhuận. Tỷ lệ đạt 100% tức là doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch đặt ra.
So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của từng loại sản phẩm đồng thời so sánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với tỷ lệ hoàn
Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch chung x 100 Khối lượng sp tiêu thụ kế hoạch ∑ ( Giá bán kế hoạch x Khối lượng sp tiêu thụ thực tế ∑ ( Giá bán kế hoạch ) x = ) 24
thành kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hóa và tỷ lệ hồn thành kế hoạch dự trữ của từng loại sản phẩm.
Chỉ tiêu đo lường độ hài lòng của khách hàng là chỉ tiêu định tính nhưng đo lường chính xác thơng qua phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc qua doanh thu tiêu thụ tăng nhanh hoặc việc khách hàng có tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp trong hợp tác lâu dài hay không?.