DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CÁ NGỪ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na (Trang 102 - 106)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CÁ NGỪ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA

3.1.1 Dự báo thị trường cá ngừ đại dương trong thời gian tới

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng quy mô dân số và cơ cấu dân số trẻ, các loại thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng là một trong nhu cầu được tăng lên Trước đây, các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh cá ngừ đại . dương ở Việt Nam chỉ hướng vào thị trường nước ngồi thì sự biến động giá cả thế giới đã khiến họ nhìn lại thị trường trong nước vẫn còn bỏ ngỏ.

Bảng 3.1: Sản lượng cá ngừ đại dương của Bình Định, Phú n, Khánh Hịa

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Sản lượng khai thác (tấn) 12.563 12.500 13.041 17.989 7.710 Xu thế biến đổi (năm trước = 1) 1,10 0,99 1,04 1,38 -

Ghi chú: Đến 6/2013 mới có số liệu thống kê 5 tháng đầu năm của 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên

Nguồn: Trung Đoàn Bộ, Nguyễn Hoàng Minh [2]

Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ ở Việt Nam tăng đều theo các năm. Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ có xu hướng giảm trong thời gian tới trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan cùng với sự không ổn định về chất lượng và thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. Mặc dù Việt Nam vẫn có cơ hội xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn đông lạnh nhưng tỷ trọng của những sản phẩm này khơng đáng kể, khó làm thay đổi chiều hướng sụt giảm hiện tại. Tại châu Âu, do giá tăng nên các nước EU giảm nhập khẩu từ các nguồn cung cấp truyền thống từ Châu Á như Thái Lan, Philippin,….mà tăng nhập khẩu từ các nước Châu Phi do không phải chịu thuế nên

việc xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc tiêu thụ cá ngừ vây vàng, mắt to có xu hướng tăng ở thị trường Nhật Bản, nhưng giá bán trung bình vẫn ở mức thấp. Nhu cầu cá ngừ phẩm cấp sashimi không ổn định, nên thị trường Nhật cần nhiều loại sản phẩm cá ngừ đơng lạnh, nhất là thăn cá ngừ, do đó nhập khẩu thăn cá ngừ đông lạnh loại thịt đỏ tăng trong thời gian tới. Còn trong khu vực Asean, Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm này của Việt Nam, tiếp đến là nước Philippines và Singapore. Các nước Asean đang trở thành thị trường mục tiêu trong chiến dịch mở rộng thị trường xuất khẩu cá ngừ của các nhà sản xuất cá ngừ trong khu vực. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước láng giềng. Điều này khiến cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cá ngừ đại dương cần nhìn nhận lại thị trường tiêu thụ trong nước.

Bảng 3.2: Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ở V ệt Nami

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng sản lượng cá khai thác xa bờ

(1000 tấn) 176,9 181,6 199,4 213,8 224,0 -

Xu thế biến đổi tổng sản lượng (năm

trước = 1) 1,042 1,027 1,098 1,072 1,048 -

Tổng số tàu khaithác xa bờ (chiếc) 5.427 5.281 5.700 5.670 5.998 - Xu thế biến đổi số lượng tàu

(năm trước = 1) 0,997 0,973 1,079 0,995 1,058 -

Tổng công xuất khai thác xa bờ

(1000CV) 349,9 323,8 360,7 421,5 474,8 -

Xu thể biến đổi tổng côngsuất

(năm trước = 1) 1,157 0,925 1,114 1,169 1,126 -

Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng

(tấn) 5.077 5.212 5.723 5.695 5.941 8.172

Sản lượng khai thác cá ngừ mắt to

(tấn) 6.068 6.229 6.840 6.805 7.100 9.817

Tổng sản lượng khai thác hai loại cá

ngừ (tấn) 11.145 11.441 12.563 12.500 12.041 17.989 Nguồn: Trung Đoàn Bộ, Nguyễn Hoàng Minh [2]

Dân số với quy mô lớn gần 90 triệu dân và cơ cấu dân số trẻ (độ tuổi trung bình là 27,8 tuổi) với thu nhập bình quân ngày càng tăng khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng cá ngừ đại dương. Theo báo BMI, tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành dự kiến ít nhất là 11%/năm cho giai đoạn 2012-2016.

Theo dự báo của Tổng cục thống kê Việt Nam tổng sản lượng tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2012 2016 sẽ tăng khoảng 6,0%. Tuy - nhiên tính theo GDP thì mức tiêu dùng thực phẩm có thể sẽ giảm nhẹ xuống 14,8% (năm 2014). Điều này cho thấy thu nhập của người dân tăng nhưng ở mức tương đối chậm. Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm. Trong ngắn hạn, giá cả các mặt hàng thực phẩm dự báo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên mức giá thấp mà các nhà bán lẻ áp dụng hiện này vẫn cao hơn rất nhiều so với khả năng tài chính của người tiêu dùng trung bình ở nơng thơn.

Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của suy thối tồn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI (Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế) đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam đã trở về quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2012 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10 12%) so với - mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu thụ cá ngừ bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.

Ngành thực phẩm Việt Nam có thị trường rộng lớn và tiềm năng tăng trưởng, có hai yếu tố tác động mạnh tới nhu cầu sản phẩm: Thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu của các sản phẩm thực phẩm càng lớn, đặc biệt là thực phẩm cao cấp và các sản phẩm dinh dưỡng cao.

Việc mở rộng quy mô ngành công nghiệp bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ sẽ kéo theo mức tiêu thụ thực phẩm bình quân theo đầu người tăng cũng như cạnh tranh về giá tại các đại lý. Như vậy, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm phụ thuộc vào khả năng khai thác sức mua ở vùng đánh bắtcủa doanh nghiệp cũng như khả năng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng từ các nhà bán lẻ hiện đại cộng với yếu tố quyết định sức mua là giá cả. Doanh nghiệp không thiếu cơ hội mở rộng mạng lưới ở cả hai kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Chuyển hướng về nông thôn là một hướng đi đầy tiềm năng. Khu vực nơng thơn vốn chiếm đến 74% dân số và đóng góp 47% doanh số hàng tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn dù chưa cao bằng khu vực thành thị nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Khách hàng nông thôn cũng đem đến cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp muốn đạt tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh hiện nay

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty từ năm 2015 – 2020

Công ty đề ra chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cố gắng cải tiến, đầu tư công nghệ mới, đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường đầu tư ngân quỹ, kinh phí cho marketing, kiện tồn hệ thống phân phối – bán hàng tại thị trường miền bắc, đầu tư xây dựng mở rộng quy mô của cơ sở sản xuất, phát triển thị trường miền trung, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống phân phối tại các tỉnh thành miền nam, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, xúc tiến bán hàng tại các thị trường trong cả nước, đảm bảo vững chắc nhịp độ tăng trưởng hàng năm từ 10 15%, mục tiêu đến năm - 2020 có thể xây dựng được hệ thống phân phối miền trung Tây Nguyên, sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường và thị phần đạt khoảng 20%.

- Về sản phẩm: Công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khảo sát, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới phù hợp với tập quán, mục đích tiêu dùng của người dân. Tiếp tục cải tiến, phát triển các dịng sản phẩm tươi sống để nâng cao vị trí của cơng ty trên thị trường. Nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến thực phẩm ăn liền khác, thay đổi, cải tiến mẫu mã, phát triển sản phẩm theo hướng vào phân khúc thị trường trung và cao cấp.

- Về thị trường: Đầu tư cho công tác marketing, tăng chi phí, xây dựng và quảng bá hình ảnh và thương hiệu. Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống phân phối, bán hàng

(đào tạo nhân viên bán hàng tại các nhà phân phối, nhân viên giám sát, mở các khóa học về nghiệp vụ quản lý, bán hàng cho các nhà phân phối).

Củng cố, kiện toàn thị trường truyền thống ở miền Nam, đầu tư thiết lập hệ thống đại lý tại khu vực phía Bắc.

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na (Trang 102 - 106)