DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na (Trang 44 - 45)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.6. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.6.1 Dữ liệu dùng cho phân tích

Các dữ liệu bên trong doanh nghiệp: kết quả tiêu thụ, lượng tồn kho, đặc điểm sản phẩm, bảng giá, đặc điểm hệ thống phân phối và các chương trình xúc tiến bán đã làm, đặc điểm sản xuất công nghệ, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm tài – chính của doanh nghiệp… là dữ liệu thứ cấp hoặc sơ cấp.

Các dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: đặc điểm và nhu cầu của khách hàng của những đối thủ cạnh tranh gần nhất, đặc điểm của môi trường vĩ mô…là dữ liệu thứ cấp hoặc sơ cấp.

1.6.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh giản đơn

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định biến động tuyệt đối, tương đối cùng xu hướng với chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh tuyệt đối:

∆C = C1 –C0 (1.1) Trong đó: C1: số liệu kỳ phân tích

C0: số liệu kỳ gốc + So sánh tương đối:

∆C % = (C1 – C0)/ C0 x 100% (1.2) - Phương pháp thay thế liên hoàn

Q = abc

∆Q = Q1 – Q0 = ∆Q(a) + ∆Q(b) + ∆Q(c) (1.3)

Phương pháp này xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Các nhân tố có quan hệ tích số, thương số hoặc cả thương số và tích số.

Chúng ta có thể khái qt mơ hình chung cho phép thay thế liên hoàn như sau: sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng theo cơng thức, theo trình tự nhất định. Những nhân tố phản ánh số lượng biết trước, chất lượng biết sau.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na (Trang 44 - 45)