GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG CÁ NGỪ CỦA VN

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na (Trang 45 - 50)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.7 GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG CÁ NGỪ CỦA VN

1.7.1 Cá ngừ Việt Nam

Cá ngừ đại dương (hay còn gọi là cá ngừ California, cá bò gù; là loại cá lớn thuộc họ Cá bạc má (Scombridae), chủ yếu thuộc chi Thunnus, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ độ 185 km trở ra. Cá ngừ đại dương là loại hải sản đặc biệt thơm ngon, bổ

dưỡng với giá trị dinh dưỡng cao. Cá ngừ được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Cá ngừ phân bố ở khắp các vùng biển Việt Nam, kích thước cá tương đối lớn (6 lồi có kích thước từ 20 70 cm, khối lượng từ 0,5 4 kg. Riêng hai loài cá ngừ vây – – vàng và cá ngừ mắt to có kích thước lớn 70 200 cm, khối lượng 1,6 64 kg). Nghề – – câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...

Sản phẩm cá ngừ đại dương được cung cấp trên thị trường có những đặc trưng riêng, khác với các loại thực phẩm hải sản khác khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm cá ngừ cũng có những tính chất riêng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cá ngừ không phải là một loại hải sản phổ biến. So với các loại thực phẩm từ hải sản khác, cá ngừ khá khan hiếm. Mặc dù cá ngừ đại dương có mặt ở vùng biển của Việt Nam từ rất lâu nhưng đến năm 1994, các ngư dân Việt Nam mới đánh bắt được. Cho đến nay, dù đã triển khai hơn 20 năm nhưng việc đánh bắt cá ngừ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do phải đánh bắt xa, yêu cầu phải có đội thuyền với đầy đủ thiết bị đánh bắt và bảo quản mới đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Công nghệ đánh bắt cá ngừ phức tạp hơn nhiều so với việc đánh bắt các loại hải sản khác. Hiện nay, công nghệ đánh bắt của Nhật được đánh giá cao trên thế giới nhưng đòihỏi những kỹ thuật và thiết bị hiện đại, đắt tiền. Bên cạnh đó, nếu như nhiều loại cá khác có thể ni nhân tạo để bổ sung thêm nguồn cung cấp thì cá ngừ đại dương lại chỉ đánh bắt từ thiên nhiên. Chính vì vậy, nguồn sản phẩm từ cá ngừ đại dương không nhiều như các loại hải sản khác.

Thứ hai, cá ngừ đại dương là loại thực phẩm có giá trị cao. Cá ngừ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và đã trở thành thực phẩm phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Giá trị của cá ngừ thể hiện ở chỗ cá ngừ chứa ít chất béo, ít calo nhưng lại là thực phẩm phong phú protein và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, ăn cá ngừ giúp con người giảm cân, bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm mức độ cholesterol “xấu”, kích hoạt các tế bào não và thúc đẩy các hoạt động trong não, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt. Ngồi ra cá

ngừ cịn dùng làm cá hộp để xuất khẩu. Phế phụ phẩm của Cá Ngừ còn để chế biến thành Bột cá Ngừ để dùng trong thức ăn chăn ni. Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, đời sống vật chất ngày càng tăng thì càng nhiều người chú trọng đến sức khỏe của họ. Các loại thực phẩm được sử dụng đều phải được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng phù hợp, tránh bệnh tật và đặc biệt tránh nhiễm độc cơ thể. Vì vậy, các sản phẩm cá ngừ đại dương dần được quan tâm nhiều hơn trên thị trường.

Thứ ba, cá ngừ là loại thực phẩm có giá bán cao. Do việc đánh bắt cá ngừ đại dương khó khăn, địi hỏi mất nhiều chi phí cho các trang thiết bị đánh bắt, vận chuyển và bảo quản. Bên cạnh đó, cá ngừ là loại hải sản khan hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao nên giá bán của chúng trên thị trường được đánh giá là đắt hơn các loại cá thông thường khác. Vì vậy, sản phẩm cá ngừ đại dương cũng có những đối tượng khách hàng riêng. Việc cung cấp sản phẩm này cũng nên xem xét cả thu nhập của người tiêu dùng trên thị trường.

1.7.2 Thị trường cá ngừ ở Việt Nam

Với những đặc điểm được phân tích ở trên, cá ngừ được đánh bắt ở vùng biển Việt Nam từ khá lâu nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu của loại hải sản này lại là nước ngoài. Trong trữ lượng cá nổi vùng biển khơi miền Trung và Đơng Nam Bộ ước tính hơn 1,15 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững khoảng 400.000 tấn, nhóm cá ngừ chiếm 65%. Số lượng tàu chuyên đánh bắt cá ngừ chiếm 10.000 chiếc nhưng chủ yếu đánh bắt với quy mô nhỏ, phương pháp đánh bắt cịn thủ cơng và bảo quản thơ sơ. Tuy vậy, năm 2012, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cá ngừ đứng thứ 3 trên thế giới với hơn 90 thị trường tiêu thụ. Trong 9 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 430 triệu USD [15]. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá ngừ Việt Nam, chiếm đến 44,3% tổng giá trị xuất khẩu, đạt hơn 193 triệu USD mỗi năm. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Ngoài Mỹ, cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Israel, Canada và Tunisia cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, lần lượt tăng tương ứng là 51,6%, 33,0%, 184,1%, 64,8%, và 166,8% hàng năm. Hai thị trường có mức tăng trưởng nổi bật nhất trong 9 tháng đầu năm 2013 là Mexico, tăng 428,5%, đạt 5,2 triệu USD và Hàn Quốc, tăng 1.395,2%, đạt 6,4 triệu USD.

Tuy nhiên, năm 2014, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp là sản phẩm cá ngừ tiêu thụ chính tại thị trường Mỹ bị giảm sút mạnh. Tổng nhập khẩu cá ngừ chế biến của Mỹ tiếp tục giảm so với năm 2013. Mức độ tiêu thụ cá ngừ ở các thị trường khác cũng có chiều hướng tương tự làm cho các nhà kinh doanh cá ngừ phải tìm những hướng đi mới để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Một trong số đó là phát triển thị trường nội địa.

Cá ngừ bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên thị trường thực phẩm hải sản ở Việt Nam nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Tuy nhiên, việc tiêu thụ cá ngừ trên thị trường nội địa cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức do thói quen tiêu dùng, mức giá của cá ngừ vẫn cao so với các loại cá khác… Điều này đặt ra vấn đề cần phải có những biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ đại dương có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước một cách hiệu quả.

Ngày 27/11/2011, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã được thành lập với 36 thành viên với mong muốn góp phần xây dựng, phát triển bền vững ngành kinh tế biển Việt Nam, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với các tổ chức hoạt động trong ngành, khu vực và thế giới theo đúng quy định pháp luật. Sự ra đời của Hiệp hội đã tạo ra những định hướng thống nhất cả về mục tiêu khai thác và tiêu thụ cá ngừ đại dương, bảo vệ môi trường và phát triển những đội thuyền, phương thức đánh bắt hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm tốt, nhanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, trang trải chi phí, tạo cơ sở tăng lợi nhuận, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn, tăng rủi ro về tài chính, làm gián đoạn q trình sản xuất sau đó của doanh nghiệp.

Vì vậy, trong nội dung Chương 1 đề cập cơ sở lý thuyết về hoạt động tiêu thụ sản phẩm như các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm; các chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả, vấn đề Marketing mix về tiêu thụ sản phẩm...vv. Từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Chương 2 và đề ra được các giải pháp tiêu thụ sản phẩm ở Chương 3.

Bên cạnh đó, nội dung Chương 1, cũng đề cập đến phương pháp nghiên cứu và phân tích các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong của doanh nghiệp. Từ đó giúp ta thấy những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi khó khăn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có những nhận định chính xác về tiêu thụ sản phẩm để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp trong tương lai.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÁ NGỪ CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN HẢI LONG TU NA

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá ngừ của công ty TNHH Thủy sản Hải Long Tu Na (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)