Qua nghiên cứu sự pháp sinh tranh chấp lao động, sự hình thành và phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp lao động để có cơ sở xem xét việc phân định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động ở nước ta, chúng tơi có một số nhận xét sơ bộ sau.
1. Lao động và tranh chấp lao động là hiện tượng đương nhiên và tất yếu của mọi xã hội, dù bất cứ trong một cơ chế nào, do vậy không một cơ chế, một xã hội có thể lảng tránh, mà đều phải tổ chức, lựa chọn một phương thức thích hợp để giải quyết tranh chấp lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Để giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh, cũng như nhiều loại tranh chấp khác như tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, tranh chấp dân sự…đã hình thành nên nhiều phương thức giải quyết khác nhau như : thương lượng, hòa giải, trọng tài và tịa án, mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm khác nhau và việc lựa chọn phương thức nào là tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhận thức của các bên tranh chấp, ý thức pháp luật, sự phát triển của hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan giải quyết các tranh chấp…
3. Ở Việt Nam mình, phương thức giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án còn đang là một sự ưu tiên lựa chọn bởi nhiều lý do. Chính vì vậy việc hồn thiện phương thức này cần được ưu tiên, trong đó có sự ưu tiên xem xét hoàn thiện chế định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của tòa án, và trên thực tế, chế định này cũng đã luôn được quan tâm và liên tục có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
4. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, ở các nước như Thái Lan, Philipppin và CHLB Đức việc tổ chức giải quyết các tranh chấp lao động có những điểm đáng lưu ý sau:
Việc giải quyết tranh chấp lao động động tại Tịa án có sự tham gia của người lao động và đại diện người sử dụng lao động. Trong q trình này khơng có sự tham gia của cơ quan công tố hoặc cơ quan kiểm sát. Đặc biệt ở CHLB Đức thành phần Hội đồng xét xử vụ án lao động cịn có Thẩm phán danh dự (là những người đại diện cho giới lao động và giới sử dụng lao động).
Việc giải quyết tranh chấp lao động có sự tham gia của bộ phận trợ giúp pháp lý (Bộ phận pháp chế giúp đỡ người khởi kiện hồn thiện hồ sơ tại Tịa án). Do người lao động khơng có khả năng th luật sư hay nhờ người tư vấn, do hiểu biết pháp luật của họ khơng cao nên nhờ có sự trợ giúp của bộ phận pháp chế trong
việc tổ chức hoàn thiện hồ sơ, quá trình giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành một cách thuận lợi.
Qúa trình giải quyết tranh chấp lao động tại Tịa án diễn ra nhanh chóng ngắn gọn nhằm ổn định quan hệ lao động, tiếp tục sản xuất
CHƯƠNG II