Kết quả giải quyết các vụ án lao động năm 2006.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 59)

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành Toà án nhân dân và tham luận của Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao tại hội nghị này, tình hình giải quyết án lao động năm 2006 như sau. Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 969 vụ việc trong tổng số 1.043 vụ việc, đạt 92,9%, tăng hơn cùng kì năm trước 6,5%. trong đó:

- Các Tịa án cấp sơ thẩm đã giải quyết 760 vụ việc trong tổng số 820 vụ việc đã thụ lý, đạt 92,7% (các Tòa án cấp huyện đã giải quyết 461 vụ việc; các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 299 vụ việc).

- Các Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết 193 vụ việc trong tổng số 205 vụ việc đã thụ lý, đạt 94,1% (các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 118 vụ việc; các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao đã giải quyết 75 vụ việc).

Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động bị hủy là 2,3%, bị sửa là 7,1%.

Về kết quả giám đốc thẩm các vụ án lao động năm 2006: Tòa Lao động TANDTC đã thụ lý 109 vụ việc. Đã giải quyết 95 vụ; trong đó, đề nghị Chánh án Tịa án nhân dân tối cao kháng nghị 06 vụ. Số vụ án đã được xét xử giám đốc thẩm là 16 vụ, trong đó Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử 13 vụ, Tòa Lao động xét xử 03 vụ.

Nhận xét chung về tình hình giải quyết án lao động năm 2006. Trong năm 2006, số vụ án lao động có khiếu nại đến cấp giám đốc thẩm tăng, nhiều vụ án phức tạp; một số vụ án có khiếu nại kéo dài. Những vướng mắc điển hình của năm 2006.

Một là, xác định quan hệ tranh chấp chưa chính xác. Có vụ án mà quan hệ tranh chấp là về kỷ luật sa thải, nhưng Tòa án đã xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Có vụ án là tranh chấp địi tiền lương và các quyền lợi khác thì Tịa án đã xác định là tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vì xác định sai quan hệ pháp luật, do đó áp dụng pháp luật để giải quyết nội dung tranh chấp cũng không đúng.

Hai là, trong hợp đồng lao động, các bên có thỏa thuận là sau 5 năm, kể từ

ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động mới được giao kết hợp đồng để làm việc cho doanh nghiệp khác, nhưng ngay sau khi chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp này, người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp khác. Người sử dụng lao động cũ khởi kiện cho rằng người lao động vi phạm hợp đồng lao động và yêu cầu hủy hợp đồng lao động giữa người lao động với đơn vị sử dụng lao động mới. Tòa án đang lúng túng trong việc có thụ lý hay không và nếu thụ lý thì giải quyết như thế nào.

Ba là, trường hợp bị đơn lẩn tránh và khơng có tài sản bảo đảm thi hành án.

Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hiện đã ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp lẩn trốn và đã xuất cảnh ra nước ngồi. Người lao động khởi kiện địi tiền lương và chế độ BHXH.

Bốn là, về nhập, tách vụ án lao động

Trường hợp người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhiều người lao động; những người lao động khởi kiện về việc bị sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong các trường hợp trên, Tòa án nhập các vụ án, hay tách ra để giải quyết riêng từng vụ án hiện tòa án các cấp cũng cịn những quan niệm khác nhau. Chúng tơi sẽ trở lại những vấn đề này ở chương sau.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)