Kết quả giải quyết các vụ án lao động năm 2005.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 57)

Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành tòa án năm 2005. Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 976 vụ việc trong tổng số 1.129 vụ việc đạt 86,4%, vượt 0,4% so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm; cụ thể như sau:

- Các tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý 950 vụ việc; đã giải quyết 812 vụ việc, đạt 86% ( trong đó, các Tồ án cấp huyện đã giải quyết 497 vụ việc; các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 315 vụ việc ).

- Các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 174 vụ việc; đã giải quyết 159 vụ việc, đạt 91,4% ( trong đó: các Tòa án cấp tỉnh đã giải quyết 73 vụ việc; các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã giải quyết 86 vụ việc ).

- Đối với việc xét xử theo thủ tục đốc thẩm, tái thẩm đã thụ lý 5 vụ việc và đã xét xử 100% (các vụ án này đều do Tòa Lao động Tòa án nhân dân tối cao xét xử).

Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động bị hủy là 2,2%, bị sửa là 5,255. so với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 1,2%, bị sửa tăng 2%.

Đặc biệt ở các thành phố lớn và các địa phương có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài, các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng diễn biến phức tạp. Trong một số trường hợp, việc giải quyết các vụ án này gặp nhiều khó khăn vì do hạn chế về nhận thức nên người lao động thường không xác định đầy đủ yêu cầu khởi kiện. Đối với những vụ án có yếu tố nước ngồi, việc thu thập, xác minh chứng cứ gặp nhiều khó khăn, làm cho việc giải quyết, xét xử thường bị kéo dài.

Những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn xét xử án lao động năm 2005 bao gồm:

Một là, khi người lao động nước ngồi làm việc tại Việt Nam khơng có giấy

phép lao động, nay xảy ra tranh chấp hợp đồng lao động, NLĐ khởi kiện tại tịa, có Tịa cho rằng hợp đồng vô hiệu nên không chấp nhận yêu cầu của NLĐ đòi được

hưởng các chế độ quy định tại Điều 4 BLLĐ. Có Tịa áp dụng Điều 41 BLLĐ để giải quyết.

Hai là, lúng túng về xác định thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về

thanh lý hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài giữa NLĐ và Doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Có quan điểm cho rằng đây là tranh chấp lao động, có quan điểm cho rằng đây là tranh chấp dân sự.

Ba là, việc nhập tách vụ án được hiểu chưa thống nhất, ví dụ, trong vụ án

tranh chấp lao động, người lao động đưa u cầu về về địi tiền đóng góp vào quỹ hỗ trợ của cơng đồn cơ sở. u cầu này có được giải quyết luôn trong vụ án không, việc xử lý chưa thống nhất. Theo tác giả, tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh trong quan hệ lao động. Việc người lao động đóng góp tiền vào quỹ hỗ trợ cơng đồn cơ sở khơng nằm trong quan hệ lao động và cũng không liên quan đến người sử dụng lao động. Do vậy không kết hợp giải quyết trong vụ án lao động được.

Bốn là, người lao động lấy họ tên người khác để ký hợp đồng, sau một thời

gian làm việc người sử dụng lao động phát hiện ra, kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng lao động với lý do bị lừa dối khi ký hợp đồng lao động. Tịa án có thụ lý giải quyết khơng?

Năm là, xác định thẩm quyền trong tranh chấp khi Cơng ty nước ngồi có

văn phịng đại diện tại Việt Nam. Thông qua thư điện tử Công ty đã thuê người lao động nước ngoài làm việc tại văn phịng đó. Trong thư chỉ quy định mức lương, công việc làm, không quy định thời gian làm việc. Người lao động khơng có giấy phép làm việc tại Việt Nam. Cơng ty chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động kiện văn phịng đại diện và Cơng ty.

Những vướng mắc cụ thể này chúng tôi sẽ đề cập kỹ ở chương sau và nêu kiến nghị về các giải quyết.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)