trong giải quyết tranh chấp lao động.
Việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu chủ yếu sau..
Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động tại tòa án phải đảm bảo triển khai và thực hiện định hướng của Đảng trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Đường lối, chính sách của Đảng ln là định hướng, là kim chỉ nam đối với việc xây dựng pháp luật, tố chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Đây cũng được xác định là u cầu có tính định hướng trong việc hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói chung và những quy định về thẩm quyền nói riêng.
Khi chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức xây dựng quan hệ lao động, nhưng không thể biến sự công nhận và mở rộng đó thành quan hệ thống trị, dẫn tới phân hóa xã hội. Với quan điểm nêu trên, tranh chấp lao động phải được xem xét như hiện tượng tất yếu, khách quan trong quan hệ lao động. Việc giải quyết tranh chấp lao động phải đảm bảo hài hịa lợi ích của các
bên, nhưng cũng cần đặc biệt coi trọng những lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động.
Thứ hai, Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa
án phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đảm bảo tất cả các văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án phải đạt sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Một hệ thống pháp luật mạnh, phát huy hiệu quả phải là hệ thống pháp luật nơi các văn bản ln tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối liên hệ nội tại hữu cơ, không mâu thuẫn, chồng chéo, loại bỏ hay vô hiệu lẫn nhau. Đây cũng là một yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bởi “ pháp luật là một chỉnh thể thống nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thực tiễn”. Trong điều kiện, Bộ luật tố tụng dân sự mới được ban hành, việc thống nhất 3 thủ tục tố tụng là một bước tiến đáng ghi nhận, tuy nhiên yêu cầu giải quyết tốt những đặc điểm riêng của từng lĩnh vực là một tất yếu và đây cũng là một yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tịa án. Việc sửa đổi, bổ sung và hồn thiện pháp luật phải đáp ứng yêu cầu phải đồng bộ, khắc phục được những khó khăn chung, giúp việc giải quyết án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động được thống nhất, nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao, trong sự hồn thiện đó khơng thể thiếu những quy định về thẩm quyền của tòa án trong giải quyết án lao động.
Thứ ba, Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án phải bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong qúa trình giải quyết vụ án lao động; ổn định và phát triển các quan hệ lao động, phát triển sản xuất, góp phần làm lành mạnh mơi trường đầu tư, mơi trường lao động.
Thứ tư, Hoàn thiện quy định hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động phải đảm bảo đơn giản, thuận tiện, tạo được nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động, người sử dụng lao động, khơng gây phiền hà và khó khăn cho họ vì những quy định về thẩm quyền giải quyết của tịa án. Việc xác định chính xác và xử lý những vướng mắc về thẩm quyền phải thuộc về tịa án, khơng làm phát sinh thêm chi phí cho người khởi kiện và cũng không kéo dài thời hạn tố tụng.