Vướng mắc về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động khi người lao động lấy họ tên người khác để ký hợp đồng.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 67)

lao động khi người lao động lấy họ tên người khác để ký hợp đồng.

Để giải quyết tranh chấp này, trước hết theo chúng tôi cần căn cứ vào thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động. Vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án, nhưng xác định tính chất tranh chấp và cách xử lý, hậu quả sẽ khác nhau. Có thể có những tranh chấp khác nhau về vụ việc này

Thứ nhất, nếu người sử dụng lao động phát hiện ra sự việc trên và đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì theo điểm a khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Thứ hai, người sử dụng lao động kiện ra Tòa án với yêu cầu hủy hợp đồng

lao động với lý do bị lừa dối khi ký hợp đồng lao động. Tịa án khơng có thẩm quyền hủy hợp đồng lao động nên Tòa án trả lại đơn khởi kiện.

Thứ ba, theo Điều 166 BLLĐ thì hợp đồng lao động trái pháp luật thì bị coi

vơ hiệu. Nhưng pháp luật lao động chưa quy định hợp đồng lao động vơ hiệu do bị lừa dối. Vì vậy, để xem xét hợp đồng lao động trên có bị vơ hiệu hay khơng cần làm rõ lý do vì sao người lao động phải dùng tên người khác để ký hợp đồng lao động: có thể do yêu cầu về hộ khẩu, do yêu cầu về bằng cấp mới chuyên môn, học vấn…Việc xử lý trong từng trường hợp là khác nhau.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)