Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ trong thời gian tới phải "ban hành các đạo luật cần
thiết để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội”; “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”; “củng cố, kiện toàn lại bộ máy Toà án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện”
Việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự nhằm thể hiện được quan điểm của Đảng ta là xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền trong điều kiện chuyển đổi kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong bước chuyển đổi này, bối cảnh xã hội Việt Nam đã hội tụ đầy đủ các tiền đề kinh tế, xã hội tạo nên nhu cầu tất yếu để xây dựng một Bộ luật tố tụng dân sự chung cho thời kỳ mới. Việc xây dựng một thủ tục tố tụng chung không những đảm bảo yêu cầu phù hợp với pháp luật về nội dung mà cần thiết phải tạo ra một thủ tục bình đẳng cho các thành phần kinh tế để mỗi cá nhân, mỗi một doanh nghiệp nhận thấy mình thực sự được bình đẳng trước pháp luật không chỉ trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà cịn được bình đẳng trong tham gia tố tụng.
Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự chính là một trong những điểm quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cải cách tư pháp. Với tư cách là ngành luật chủ đạo về tố tụng tương thích với tính chủ đạo của luật dân hồn toàn phù hợp với nhu cầu lý luận và thực tiễn của sự phát triển pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Các quy định pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự giai đoạn còn nhiều khiếm khuyết và chưa theo kịp xu hướng phát triển chung.
Cần nói thêm rằng, Việt Nam có những đặc thù riêng, các tồ chun trách khơng được thành lập thành một hệ thống Toà án riêng mà được xây dựng thành các tồ nằm trong hệ thống Tịa án nhân dân, khác với ở một số nước, nơi mà các toà chuyên trách được thành lập riêng biệt. Do đó, mặc dù có những nét khác biệt về
thẩm quyền nhưng nhìn chung các quy định về thủ tục tố tụng đều là thủ tục tố tụng tư pháp, nghĩa là được thực hiện thông qua hệ thống TAND.
Trước ngày Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành và có hiệu lực, ở nước ta tồn tại 3 pháp lệnh điều chỉnh 3 thủ tục tố tụng khác nhau:
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được Hội đồng nhà nước thông qua ngày 29-11-1989, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-1990;
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được Ủy ban thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 16-3-1994, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-1994;
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động được Ủy ban thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 11-4-1996, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-1996;
Ba pháp lệnh được ban hành vào 3 thời điểm khác nhau là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho các tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc phạm vi điều chỉnh của luật mà tòa án mới được giao thêm thẩm quyền giải quyết (các vụ án kinh tế, các vụ án lao động). Qua các tiêu chí đánh giá về mặt nội dung và thủ tục, chúng ta có thể thấy rõ rằng nhìn chung pháp luật về tố tụng dân sự hiện hành vẫn còn sơ sài, bố cục còn lỏng lẻo. Về mặt nội dung còn thiếu nhiều quy định quan trọng. Các quy định còn nhiều sơ hở làm cho việc vận dụng trong thực tế gặp nhiều khó khăn, chưa giải quyết được dứt điểm các vấn đề có tính then chốt như thời hiệu khởi kiện, thủ tục hồ giải và hiệu lực của các quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự, về thủ tục thụ lý vụ án. Các quy định về thẩm quyền cịn nhiều thiếu sót, chưa đưa ra được các dấu hiệu rõ ràng để phân định thẩm quyền chung giữa TAND với các cơ quan khác và giữa các Toà án với nhau, chưa có các giải pháp tích cực để giải quyết tranh chấp về thẩm quyền hoặc xử lý việc vi phạm thẩm quyền để tránh việc xét xử nhiều lần một vụ án bởi nhiều toà khác nhau.
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân gia đình, kinh tế, lao động trong những năm qua cho thấy các pháp lệnh nói trên mới chỉ quy định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản, còn thiếu nhiều nguyên tắc, thủ tục cụ thể đầy đủ, đồng bộ cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành có nhiều quy định khơng cịn phù hợp với thực tiễn khách quan của đời sống kinh tế- xã hội, không phù hợp với các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động (đã được sửa đổi bổ sung năm 2002), Luật tổ chức tòa án 2002, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong khi đó việc giải quyết các vụ án
dân sự, hơn nhân gia đình, kinh tế, lao động đều có chung các ngun tắc: Quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh của các đương sự ; Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của các đương sự.
Về trình tự thủ tục giải quyết các loại án này cơ bản là giống nhau, song ba pháp lệnh đó lại có những quy định rất khác nhau. Việc này là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng xét xử của tòa án, làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Đặc biệt với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc hồn thiện pháp luật tố tụng để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp đầu tư, tranh chấp về lao động nhằm cụ thể hóa các cam kết trong các điều ước quốc tế mà nhà nước ta đã kí kết hoặc gia nhập thành pháp luật quốc gia là một cơng việc cần thiết và có tính cấp bách. Vì vậy– Bộ luật tố tụng dân sự - văn bản thống nhất ba thủ tục tố tụng trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn đã được soạn thảo và đã được Quốc hội thơng qua ngày 15-6-2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2005.
Trong quá trình soạn thảo bộ luật tố tụng dân sự, các nhà làm luật đã tuân thủ nghiêm túc các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp đã được Nghị quyết 8 Ban chấp hành TW Đảng khóa 7, Nghị quyết 3 Ban chấp hành TW Đảng khóa 8, và đặc biệt là Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới. Đã thực hiện việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những yêu cầu đặt ra là Bộ luật tố tụng dân sự phải bảo đảm được trình tự và thủ tục công khai, công bằng để người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại tịa án; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự. Yêu cầu đặt ra là văn bản pháp luật mới phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của tòa án và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của nước ta và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bộ luật tố tụng dân sự phải xác định rõ được chức năng thẩm quyền của cơ quan và người tiến hành tố tụng; thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự ở mỗi cấp tòa án; xây dựng các nguyên tắc thủ tục tố tụng chung, thống nhất khi
giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân gia đình, kinh tế lao động trên cơ sở có tính tới đặc thù của mỗi loại vụ việc.