án trong giải quyết các tranh chấp lao động.
Chương III Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về “thẩm quyền của Tòa án” trong giải quyết các vụ việc về dân sự nói chung. Do đặc điểm là thống nhất 3 thủ tục tố tụng đang tồn tại độc lập thành một thủ tục chung, tách vụ án nói chung thành vụ và việc và tên gọi của các tranh chấp còn chưa được thống nhất, chưa đặt thành một tên chung cho nên vẫn cần đến 8 điều (từ Điều 25 đến Điều 32) quy định về thẩm quyền chung này. Trong đó có 4 điều quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp và 4 điều quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu về dân sự nói chung. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của Tòa án được quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Bộ luật. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu thẩm quyền trong phạm vi Điều 31: “những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án” mà không xem xét “Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”. Thẩm quyền của Tòa án bao gồm thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
2.2.2.1.Về thẩm quyền theo vụ việc.
Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hịa giải khơng thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây khơng nhất thiết phải qua hịa giải cơ sở.(a;b;c;d;đ)
Về cơ bản, việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân tại Bộ luật tố tụng dân sự cũng giống như quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996: thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của Tịa án là loại thẩm quyền có điều kiện. Nghĩa là, đối với
một số loại việc tranh chấp, trước khi khởi kiện tại Tòa án, các bên phải yêu cầu Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hòa giải. Chỉ khi hịa giải khơng thành hoặc Hội đồng hịa giải, hịa giải viên khơng tiến hành hòa giải trong thời hạn quy định, thì các bên mới được đưa việc tranh chấp ra Tòa án. Đối với các tranh chấp phải hịa giải thì việc hịa giải là bắt buộc, tòa án sẽ không được thụ lý nếu người gửi đơn chưa chứng minh được vụ việc đã thông qua hịa giải cơ sở nhưng khơng thành hoặc đã gửi đơn u cầu hịa giải nhưng khơng được giải quyết mặc dù đã quá hạn theo quy định. Trên nguyên tắc, tất cả các loại việc tranh chấp đều có thể được đưa ra hòa giải, cả loại tranh chấp bắt buộc phải hòa giải và loại tranh chấp khơng bắt buộc phải hịa giải. Điều này cho thấy, việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, trong đó có tranh chấp lao động ln rất trú trọng, ưu tiên hòa giải, cách quy định này cũng hòa tòan phù hợp nguyên tắc tự định đoạt của đương sự theo nguyên tắc của tố tụng dân sự.
Khác với việc quy định bằng cách liệt kê như trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chỉ quy định khái quát các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đây cũng là một khác biệt nổi bật của Bộ luật tố tụng dân sự về loại tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc quy định này giúp cho việc áp dụng trong thực tế được đơn giản và dễ dàng, hạn chế được tình trạng Tịa án phải mất một khoảng thời gian để tìm hiểu xem việc kiện có phải là lao động hay khơng và tránh được việc đùn đẩy giữa các Tòa án chuyên trách ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Mặc dù tình trạng này cũng đã được hạn chế và chấm dứt trên thực tế vì các tịa án đã thực hiện theo tinh thần hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Điểm d tiểu mục 1.1 Mục I Nghị quyết này hướng dẫn như sau:
“d) Trong trường hợp căn cứ vào hướng dẫn tại các điểm a, b và c tiểu mục 1.1 này mà khó xác định được tranh chấp hoặc yêu cầu đó thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tịa chun trách nào, thì Chánh án Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phân cơng cho một Tịa chun trách giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp sau khi thụ lý vụ việc dân sự mới phát hiện được vụ việc dân sự thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tịa chun trách khác, thì Tịa chun trách đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung, nhưng cần ghi số, ký hiệu
và trích yếu trong bản án, quyết định theo đúng hướng dẫn tại mục 2 Phần I của Nghị quyết này.”
Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cũng quy định những tranh chấp lao động cá nhân khơng nhất thiết phải qua hịa giải tại cơ sở, gồm:
a. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d. Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động; đ. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã có sự mở rộng phạm vi các loại việc tranh chấp khơng bắt buộc phải qua hịa giải tại cơ sở, đây cũng là một sửa đổi rất quan trọng. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 chỉ quy định ba loại việc tranh chấp có thể khởi kiện ngay ra Tịa án, đó là tranh chấp về kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và tranh chấp về đòi bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Trước đây, chỉ người sử dụng lao động kiện địi bồi thường thiệt hại, thì khơng bắt buộc phải qua hịa giải tại cơ sở, còn người lao động đòi bồi thường thiệt hại thì phải qua hịa giải tại cơ sở. Để khắc phục sự bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp và trên cơ sở quy định của Điều 166 Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã tái khảng định cả người sử dụng lao động và người lao động khi có tranh chấp về địi bồi thường thiệt hại, thì đều có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án.
Bộ luật tố tụng dân sự đã được ban hành, tuy nhiên để áp dụng đúng và thống nhất những quy định của Bộ luật tố về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của Tòa án, đòi hỏi cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ, trong việc xác định thẩm quyền, cần có hướng dẫn các nội dung.
1. Xác định thế nào là tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động;
2. Những loại tranh chấp lao động nào, thì áp dụng thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 để giải quyết.
Trong thực tiễn, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của tòa án còn tồn tại nhiều quan điểm nhận thức và cách xử lý khác nhau. Có vụ việc tuy là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ được pháp luật lao động quy định, nhưng không phát sinh từ quan hệ hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, có những quan điểm khác nhau về có hay khơng có hợp đồng lao động, quan hệ tranh chấp là quan hệ dân sự hay quan hệ lao động… Tòa án vẫn thụ lý giải quyết nhưng có những quan điểm khác nhau trong việc giải quyết đó.
Vụ kiện của 10 nguyên đơn là thân nhân của các ngư dân bị chết trong cơn bão số 5 ngày 02/11/1997 tại xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, kiện địi bồi thường thiệt hại về tính mạng. (1)
Hoặc Vụ tranh chấp về đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động giữa ông Trần Ngọc Dũng với ông Trần Quốc Tuấn, tại xã An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. (2) (nội dung cụ thể (1) và (2) và kết quả giải quyết xin xem ở phần sau)
Theo quy định tại khỏan 2 Điều 31, tịa án cịn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:
a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;
b) Về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
c) Về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn.
Như vậy đối với những tranh chấp loại này, để khởi kiện đến tịa án có thẩm quyền, bắt buộc tranh chấp đó phải được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết, tuy đã ra quyết định về việc giải quyết vụ tranh chấp nhưng tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động vẫn khơng đồng ý với quyết định đó. Trong những trường hợp này, tòa án nhận đơn khởi kiện và giải quyết vụ tranh chấp về thực chất, theo nội dung (theo đúng tố tụng dân sự) chứ không chỉ là xem xét xem quyết định của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đúng hay không đúng, không phải là thủ tục công nhận hoặc không công nhận quyết định của Hội đồng trọng tài lao động như có một vài ý kiến đã đưa ra trong tranh luận.
Khỏan 3 Điều 31 quy định tịa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định. Đây là quy định dự phòng giúp tòa án giải quyết các tranh chấp sẽ có thể phát sinh trong tương lai gần nhưng nhà làm luật chưa dự liệu được nhưng xét về tính chất đó là những tranh chấp lao động.
2.2.2.2. Về thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về thẩm quyền theo cấp Tòa án, về cơ bản cũng giống như quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Cả 2 văn bản đều quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Đối với án lao động, tại Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Và tùy theo mức độ phức tạp và tầm quan trọng của tranh chấp pháp luật lại phân cơng theo cấp Tịa (tòa án cấp huyện hay tòa án cấp tỉnh) để giải quyết các tranh chấp đó. Tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động quy định tại khỏan 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động quy định tại khỏan 2 điều 31 của Bộ luật này. Ngồi ra, Tịa án nhân dân cấp Tỉnh cịn có quyền lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Huyện (nếu thấy cần thiết).
Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp còn phụ thuộc vào nội dung tranh chấp, đó là tranh chấp có yếu tố nước ngồi hoặc khơng có yếu tố nước ngồi. Theo quy định tại khỏan 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự (được quy định chi tiết tại Điểm 4 Mục I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP), thì các tranh chấp có yếu tố nước ngồi sau sẽ khơng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
1) Tranh chấp có đương sự ở nước ngồi bao gồm: cá nhân khơng phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngồi mà khơng có mặt ở Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; cơ quan , tổ chức nước ngoài hay cơ quan tổ chức Việt Nam mà khơng có trụ sở, chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
2) Tranh chấp có tài sản tranh chấp ở nước ngồi;
3) Tranh chấp cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án nước ngồi.
Như vậy Bộ luật tố tụng dân sự đã có những quy định mở rộng thêm thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, thể hiện ở việc quy định Tịa án nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp có yếu tố nước ngồi. Việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện theo Bộ luật tố tụng dân sự là phù hợp với giai đoạn hiện nay, bởi lẽ cùng với sự phát triển, tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, mở rộng giao lưu quốc tế thì quan hệ lao động cũng có nhiều thay đổi. Những tranh chấp có yếu tố nước ngoài xảy ra tất yếu và ngày càng gia tăng, nếu chỉ quy định Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động có yếu tố nước ngồi thì số vụ án mà Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết sẽ q tải khơng hồn thành được công tác xét xử.
Với hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án lao động nói riêng cho Tịa án nhân dân cấp huyện, khối lượng cơng việc của Tịa án nhân dân cấp huyện sẽ tăng. Song cùng với việc tăng thẩm quyền sẽ là vấn đề trách nhiệm, chất lượng xét xử và một loạt các vấn đề khác nhà nước cần giải quyết khi Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15-06-2004 của Quốc hội nước Cộng hịa XHCN khóa XI Kỳ họp thứ 5 đi vào thực hiện như: vấn đề củng cố cơ sở vật chất, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán; lựa chọn những người tham gia với tư cách hội thẩm nhân dân; củng cố đội ngũ kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp Huyện…
Thực tiễn áp dụng loại án có yếu tố nước ngồi cũng có những vướng mắc nhất định, có vụ án nhưng phát sinh quan điểm khác nhau về xác định vụ án có hay khơng có yếu tố nước ngịai.
Ví dụ . “Người lao động đi lao động ở nước ngoài trốn ra ngoài làm việc, doanh nghiệp xuất khẩu lao động khởi kiện người bảo lãnh yêu cầu người bảo lãnh cho người đi lao động nước ngoài phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này tịa án có đưa người lao động với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan hay không?; Nếu đưa người lao động với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan thì vụ án có được coi là có yếu tố nước ngồi hay khơng?”
Theo tác giả, khi áp dụng các quy định của khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng