Hiểu và áp dụng chưa đúng quy định về nhập hay tách vụ án.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65 - 66)

Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về nhập hoặc tách vụ án. Điều luật cũng quy định là việc xem xét nhập hoặc tách phải đảm bảo đúng pháp luật. Tuy chưa có những hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định này, theo quan điểm của chúng tôi, việc nhập và tách phải đảm bảo thuận lợi nhanh chóng. Muốn như vậy thì ít nhất vụ án phải có những điểm chung hoặc về đương sự, về tính chất tranh chấp hoặc thuận lợi cho việc thi hành quyết định của tịa án. Có quan điểm khác nhau về giải quyết yêu cầu đương sự trong vụ án tranh chấp lao động và tranh chấp về đòi tiền đóng góp vào quỹ hỗ trợ tự lập của cơng đồn cơ sở. Có quan điểm nên thụ lý để giải quyết, có quan điểm khơng.

Theo quan điểm của Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao, tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh trong quan hệ lao động. Việc người lao động đóng góp tiền vào quỹ hỗ trợ cơng đồn cơ sở không nằm trong quan hệ lao động và cũng không liên quan đến người sử dụng

lao động. Do đó, đây khơng phải là tranh chấp lao động nên không thể giải quyết trong vụ án lao động. Chúng tơi cũng đồng tình với quan điểm này. Tranh chấp lao động là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; tranh chấp về địi tiền đóng góp vào quỹ hỗ trợ tự lập của cơng đồn cơ sở là tranh chấp giữa cơng đồn cơ sở (tổ chức cơng đồn của người lao động) và người lao động (thành viên của tổ chức này).

Loại vướng mắc thứ hai về nhập, tách vụ án lao động là trường hợp người

sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người; những người lao động khởi kiện về việc bị sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp có nhiều NLĐ cùng kiện một doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đòi bồi thường thiệt hại, Tòa án thụ lý thành một vụ án hay thụ lý thành các vụ án khác nhau.

Khoản 2 Điều 163 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định: “Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.”

Trong trường hợp này, tuy cùng bị đơn nhưng nhiều nguyên đơn khác nhau với những yêu cầu khác nhau, hợp đồng, quyền, lợi ích và lý do khác nhau; Theo chúng tơi, trong trường hợp này, Tịa án cần thụ lý thành các vụ án riêng, tách riêng thành các vụ án để việc giải quyết được nhanh, gọn và chính xác.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)