Hướng dẫn cụ thể sự phân biệt giữa tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 73)

chấm dứt hợp đồng lao động với tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng lao động.

Việc phân biệt giữa tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng lao động còn nhiều lúng túng và sai phạm nhưng cũng chưa được hướng dẫn. “Giải quyết tranh chấp lao động là một lĩnh vực khá phức tạp, do các văn bản pháp luật về lao động thường xuyên được sửa đổi bổ sung; nhiều quy định khi áp dụng trong thực tiễn có vướng mắc. Tại hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân hàng năm, Tòa lao động đều nêu những thiếu sót để rút kinh nghiệm và đề nghị lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Tuy nhiên cho đến nay chưa nội dung nào được hướng dẫn”.

Việc phân biệt tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tranh chấp về thực hiện hợp đồng lao động khơng chỉ có ý nghĩa là cơ sở để áp dụng các quy định pháp luật về lao động, mà còn là cơ sở để áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện. Giữa hai loại tranh chấp này có điểm khác nhau về trình tự thụ lý và cũng có thể hiểu là thẩm quyền giải quyết. Nếu xác định là tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì khơng phải qua thủ tục hịa giải, Tịa án có thể thụ lý giải quyết ngay (thuộc thẩm quyền của tòa án); Ngược lại, nếu xác định là tranh chấp về việc thực

hiện hợp đồng lao động, thì Tịa án phải trả lại đơn kiện để đương sự yêu cầu hòa giải (chưa thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án). Sau khi hịa giải khơng thành và một hoặc các bên có u cầu thì Tịa án mới thụ lý giải quyết.

Hành vi không thực hiện hợp đồng là bao gồm các hành vi như: sau khi giao kết hợp đồng, một bên không thực hiện hợp đồng; sau khi giao kết hợp đồng, các bên có thực hiện, nhưng thực hiện khơng đúng, khơng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã cam kết; và trong khi hợp đồng đang được thực hiện thì một bên đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng. Đối với hành vi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng (là hành vi làm chấm dứt quan hệ lao động), thì hậu qủa tác động trực tiếp đến chất lượng hiệu quả của hoạt động sản xuất của người sử dụng lao động hoặc đến đời sống của người lao động. Do đó, pháp luật quy định việc một bên đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đang cịn hiệu lực, thì bên bị chấm dứt có quyền được kiện ngay ra Tịa án. Như vậy, các hành vi như không bố trí cơng việc, khơng cho vào nơi làm việc, không cho thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi từ cơng việc.vv.. cũng chính là việc chấm dứt hợp đồng. Pháp luật không quy định bắt buộc bên chấm dứt hợp đồng phải thực hiện bằng văn bản, đo đó chỉ cần có căn cứ xác định bên chấm dứt hợp đồng đã thực hiện hành vi làm chấm dứt các quyền nghĩa vụ của bên kia là đủ cơ sở cho rằng, một bên đã chấm dứt hợp đồng.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)