Sự cần thiết phải hoàn thiện phải hoàn thiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61 - 62)

Hoàn thiện pháp luật là một yêu cầu thường xuyên, nhất là đối với nước ta, đất nước đang trong thời kỳ chuyển đổi, phát triển và hội nhập. Đảng và Nhà nước ta cũng giành sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này, nhất là trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ những việc phải làm “tiếp tục xây dựng và hoàn

thiện các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật”; “củng cố, kiện toàn lại bộ máy Toà án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tồ án nhân dân cấp huyện”.

Tiếp đó là Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục đặt ra yêu cầu tăng cường công tác cải cách tư pháp, đảm bảo một quy trình tố tụng tranh tụng, trong tố tụng dân sự phải bảo đảm được trình tự và thủ tục cơng khai, công bằng để người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại tịa án; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự. Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “ Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến tịa án, tịa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn. Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hịa giải, trọng tài; Tịa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó.”

Thực tiễn giải quyết những tranh chấp của tòa án trong trên 3 năm qua cho thấy hàng năm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết án lao động tại tòa án đều tăng, cả về số lượng án, chủng loại án, cả về số tịa án địa phương có thụ lý và giải quyết án lao động. Trong điều kiện mới, không chỉ người lao động khởi kiện vì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nay xuất hiện ngày càng nhiều vụ kiện người sử dụng lao động phải khởi kiện vì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc đưa quy định của Bộ luật tố tụng dân sự vào thực tiễn trong thời gian qua cũng có những thuận lợi, những cũng luôn xuất hiện nhu cầu cần hướng dẫn hoặc sửa đổi bổ sung những quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động tại tòa án cũng phản ánh rõ, thủ tục tố tụng dân sự hiện hành thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu nhắm đến của Đảng và nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp, chưa đáp ứng được những gì mới phát sinh từ thực tiễn, do vậy việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật về tố tụng dân sự và về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của tòa án là thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)