Sự hình thành và phát triển chế định thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 34)

việc giải quyết tranh chấp lao động.

Như đã trình bày ở phần trên, thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội mang dấu ấn của lịch sử, của sự phát triển kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển, ngành tòa án ngày một phát triển và hoàn thiện, thẩm quyền của tòa án ngày càng được mở rộng thêm. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chế định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các

vụ việc dân sự nói chung và các tranh chấp lao động nói riêng sẽ thể hiện rõ điều đó.

1.2.3.2. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động trước khi có Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

Ở Việt Nam, vấn đề tranh chấp lao động đã được quy định ở ngay những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh số 64/SL ngày 8/5/1946 về thành lập Nha lao động Trung ương thuộc Bộ xã hội đã đề cập đến việc giải quyết tranh chấp lao động, nhưng mới chỉ trong phạm vi “các xích mích giữa cơng nhân với chủ”. Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 đã đề cập đến những tranh chấp giữa người làm công và chủ tư nhân dưới thuật ngữ “việc kiện tụng”, “việc xích mích”. Thơng tư số 436/TTg ngày 13-4-1959 đã quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các vụ việc do nhân dân, công nhân viên chức khiếu tố mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhưng đương sự vẫn khơng đồng ý. Một thời gian dài sau đó, do quan niệm về bản chất của quan hệ lao động trong CNXH nên phần lớn các tranh chấp lao động chỉ được nhìn nhận là những bất đồng có tính chất khiếu nại hành chính của cơng nhân viên chức trong các cơ quan xí nghiệp của Nhà nước, việc giải quyết được giao cho cơ quan chủ quản đơn vị bị khiếu nại.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 đã mở rộng thẩm quyền cho tòa án trong xét xử các vụ án hình sự và dân sự nhưng phạm vi thì chưa được xác định cụ thể. Từ thực tiễn xét xử, tại Thông tư số 96/NCPL ngày 8/2/1977, TANDTC nêu rõ: Hiện nay chúng ta chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thẩm quyền về dân sự của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và thực tiễn xét xử trong nhiều năm qua thì có thể xác định rằng, các Tịa án nhân dân có thẩm quyền xét xử những việc kiện và những quan hệ sau đây:…

4. Quan hệ pháp luật về lao động như: xí nghiệp địi bồi thường thiệt hại do người học việc, học nghề vi phạm hợp đồng về học việc, học nghề…”

Quyết định số 10/HĐBT ngày 14-1-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) quyết định giao cho tòa án giải quyết một số tranh chấp về lao động. Theo đó, Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp sau đây:

1. Công nhân, viên chức bị xử lý bằng hình thức buộc thơi việc.

2. Học sinh học nghề trong nước, Học sinh học nghề, giáo viên dạy nghề và thực tập sinh ở nước ngồi bị buộc phải bồi thường phí tổn đào tạo cho nhà nước và bị thi hành kỷ luật;

3. Những người đi hợp tác lao động với nước ngồi bị buộc phải bồi thường phí tổn cho nhà nước vì vi phạm hợp đồng ; bị kỷ luật phải về nước trước thời hạn;

4. Những tranh chấp giữa người làm công với chủ tư nhân.”

Khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN (năm 1986), nhận thức về quan hệ lao động và tranh chấp lao động đã có nhiều thay đổi. Pháp lệnh hợp đồng lao động ngày 30/8/1989 đã thừa nhận tranh chấp lao động cá nhân và quy định Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động. Chương VI pháp lệnh Hợp đồng lao động quy định về “giải quyết tranh chấp lao động và xử lý vi phạm”. Pháp lệnh ghi nhận: “bất đồng nảy sinh giữa hai bên về việc thực hiện hợp đòng lao động được gọi là tranh chấp lao động và được giải quyết theo trình tự giải quyết các tranh chấp lao động.”. Có thể nói rằng từ văn bản này, khái niệm tranh chấp lao động đã được pháp luật ghi nhận.

Theo pháp lệnh này, cơ quan giải quyết tranh chấp lao động gồm: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở;

Hội đồng trọng tài cấp huyện trở lên cử ra Tòa án nhân dân.

Tuy đã quy định như vậy nhưng pháp lệnh Hợp đồng lao động chưa phân biệt cụ thể tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân. Nghị định 18/CP ngày 23/6/1992 là văn bản đầu tiên ghi nhận sự tồn tại của tranh chấp lao động tập thể. Bộ luật lao động năm 1994 được Quốc hội khóa IX, Kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 23/6/1994 thì khái niệm tranh chấp lao động mới được đề cập đến một cách chính thức cụ thể.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động nhưng trên thực tế các tranh chấp lao động được đưa đến tòa án trong thời kỳ này còn rất hạn chế.

1.2.3.2.Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

Thập kỷ 90 thế kỷ XX đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của pháp luật Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Nhiều Bộ luật, luật được thơng qua góp phần khơng nhỏ vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Hiến pháp 1992 được thơng qua chính thức ghi nhận: Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Ngày 23-6-1994, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật lao động và ngày 11-4-1996 UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong việc hòan thiện thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động cũng như phân định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động ở nước ta. Tuy nhiên, qua thực tiễn cơng tác xét xử của Tịa án đã xuất hiện rất nhiều những tranh luận xung quanh việc áp dụng quy định của Pháp lệnh trên về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của Tịa án. Cá biệt có trường hợp vụ tranh chấp đã xảy ra từ năm 1997, nhưng mãi đến đầu năm 2004, (tức là sau 7 năm) Tịa án mới có đủ cơ sở để xác định loại quan hệ pháp luật tranh chấp và thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Chương II với 5 điều, bao gồm quy định chung về thẩm quyền (Điều 11), thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp (Điều 12), thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (Điều 13), thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 14), chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền (Điều 15).

Thẩm quyền theo vụ việc

Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 quy định: Tịa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án lao động sau đây:

1. Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng, và trong quá trình học nghề mà Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hịa giải khơng thành, trừ các tranh chấp lao động cá nhân sau đây khơng nhất thiết phải qua hịa giải tại cơ sở:

a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

b). Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

2. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngồi.

Điều 103 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, quy định việc giải quyết các vụ án lao động có yếu tố nước ngoài, các vụ án lao động ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữa người lao động và người sử dụng lao động đều là công dân Việt Nam. Về thẩm quyền theo cấp Tòa án, tại điểm b khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh đã quy định các tranh chấp lao động có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dấn cấp tỉnh.

Khi xem xét thụ lý các vụ án lao động, các Tòa án vẫn theo quan niệm phổ biến về yếu tố nước ngồi mà quan niệm này hình thành hồn tồn do tự phát. Theo quan niệm đó, các tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm: tranh chấp giữa người lao động Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khốn cơng trình hoặc đầu tư ra nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động; giữa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Những vụ án lao động thuộc trường hợp nói trên chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số các vụ án lao động mà Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết; nhưng ít khi và ít có người đặt vấn đề cần làm rõ thế nào là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngồi.

Trong tư pháp quốc tế, quan hệ lao động là một nội dung thuộc khái niệm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi. Các dấu hiệu để xác định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được khoa học pháp lý khái quát bao gồm:

- Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể (một trong các bên tham gia quan hệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể (tài sản- đối tượng của quan hệ ở nước ngoài);

- Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý (căn cứ xác lập hoặc thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài).

Trong hệ thống pháp luật thực định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi mới chỉ quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 (Phần thứ bảy) và được hướng dẫn tại Nghị định số 60/CP ngày 06-6-1997. Tuy nhiên các quy định nói trên chỉ được áp dụng đối với các quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp, tức là quan hệ dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995. Bộ luật lao động năm 1994 chưa có quy định thế nào là quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 cũng mới chỉ quy định về thẩm quyền và phạm vi áp dụng Pháp lệnh để giải quyết các vụ án lao động có yếu tố nước ngồi.

Sau gần 10 năm đi vào thực tiễn, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đã phát huy được những mặt tích cực, góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng và có hiệu qủa các tranh chấp lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, cũng qua thực tiễn đó, các quy định của Pháp lệnh nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu qủa giải quyết các vụ án lao động. Cũng như đối với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, việc áp dụng các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 cũng có nhiều bất cập cả về nội dung quy định lẫn về kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Do tình trạng tản mạn, khơng đầy đủ và thiếu thống nhất trong các quy định về thủ tục tố tụng đã gây nên những khó khăn cho Tịa án trong quá trình giải quyết vụ án. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 còn thiếu nhiều quy định cần thiết, một số quy định chưa cụ thể và không rõ ràng, dẫn đến sự nhận thức và vận dụng vào thực tế xét xử không thống nhất. Nhiều trường hợp khi có tranh chấp, mặc dù các bên tranh chấp có yêu cầu nhưng vì quy định của pháp luật nên đã loại trừ khả năng can thiệp của Tịa án. Đó cũng là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động xảy ra trên thực tế thì nhiều nhưng số vụ việc được đưa đến Tịa án thì rất hạn chế.

Thực tiễn xét xử và yêu cầu của việc giải quyết các tranh chấp lao động nói riêng và tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp dân sự nói chung đã quyết định đến sự ra đời của một đạo luật chung, thống nhất 3 thủ tục tố tụng riêng biệt, với nhiều điểm tương đồng – Bộ luật tố tụng dân sự. Nội dung này chúng tơi sẽ trình bày chi tiết tại chương II.

1.3. Pháp luật về thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp

lao động ở một số nước trên thế giới

1.3.1.Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo pháp luật Thái lan.

Theo chương III của Đạo luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án lao động và bản quy tắc tố tụng của Thái Lan, việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tịa án có thể tóm lược như sau:

Các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án lao động dưới hình thức văn bản hoặc trình bày miệng tại trụ sở Tịa án lao động, đó là nơi làm việc của người lao động nơi sự việc xảy ra. Theo điều 3 Luật tổ chức và hoạt động của Tòa án lao động đó là nơi làm việc của người lao động. Tuy nhiên, cũng theo điều luật này, nguyên

đơn có thể khởi kiện tại Tịa án lao động nơi mình cư trú hoặc nơi cư trú của bị đơn nếu họ chứng minh với Tịa án điều đó thực sự là thuận lợi đối với họ.

Nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án lao động, chánh án Tịa án lao động sẽ phân cơng Thẩm phán và Bồi thẩm viên lao động trực tiếp giải quyết vụ việc. Thẩm phán phụ trách sẽ định ngày để xét xử và khơng được trì hỗn đồng thời thơng báo cho ngun đơn, bị đơn đến hầu tịa thơng qua trát đòi.

Trước khi xét xử, Tịa án lao động có trách nhiệm hịa giải để các bên có thể thỏa thuận với nhau về vụ việc. Trường hợp được yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết , Tịa án sẽ “hịa giải bí mật” với sự có mặt của các bên, nếu khơng đạt được thỏa thuận thì Tịa án sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Để đảm bảo cho việc xét xử được nhanh chóng, Tịa án u cầu ngun đơn trình bày và bị đơn trả lời bằng văn bản. Các bên được yêu cầu cung cấp chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình. Trường hợp nguyên đơn sau khi đã biết lệnh và ngày xét xử của tòa án mà vẫn vắng mặt

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)