án trong giải quyết tranh chấp lao động..
2.2.1.1. Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể mà quy định khái quát các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.
Khác với việc quy định theo phương pháp liệt kê tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, theo đó Tồ án chỉ có thẩm quyền giải quyết: - Các tranh chấp lao động cá nhân về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động và trong quá trình học nghề;
- Các tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động cơng đồn.
Việc quy định như vậy vơ tình đã bó hẹp phạm vi xét xử của Tồ án trong phạm vi đã quy định, trong khi cùng với sự phát triển của thị trường sức lao động, nhiều tranh chấp mới đã xuất hiện, điều này đã gây khó khăn và “bó tay” cơ quan xét xử. Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự đã khắc phục sự hạn chế này bằng cách quy định khái quát các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Những tranh chấp lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án được thống nhất với quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động. Đây là điểm mới mà những người trực tiếp thụ lý, giải quyết cần chú ý khi xác định tranh chấp nào là tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án cấp mình.
2.2.1.2. Bộ luật tố tụng dân sự đã mở rộng thẩm quyền xét xử các tranh chấp lao động của Toà án.
Việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự được thể hiện:
Một là, Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động
và các việc lao động. Đây là điểm hoàn toàn mới so với Pháp lệnh.
Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Tồ án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Việc Bộ luật tố tụng dân sự phân biệt giữa tranh chấp dân sự, tranh chấp hơn nhân gia đình, tranh chấp kinh doanh thương mại và tranh chấp lao động với u cầu về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và yêu cầu về lao động dẫn đến việc mở rộng thẩm quyền cho tòa án. Trước đây có nhiều loại việc nhưng đều thống nhất gọi chung là vụ án dân sự, khơng có sự phân biệt án dân sự và việc dân sự. Với việc phân biệt này, tòa án đã được mở rộng thẩm quyền trong giải quyết vụ việc lao động. Theo Bộ luật tố tụng dân sự Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết cả các yêu cầu về lao động. Đó là những loại việc mà khơng có tranh chấp, cũng khơng có hai hay nhiều bên mà đơn thuần chỉ là do yêu cầu của một chủ thể như yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tồ án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định lao động của Tồ án nước ngồi mà khơng có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài và các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.
Hai là, theo quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động, Bộ
luật tố tụng dân sự đã mở rộng phạm vi các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động nhiều tranh chấp lao động phải qua hoà giải cơ sở, nếu hồ giải khơng thành thì một trong các bên mới được u cầu Tồ án giải quyết, chỉ có 3 loại tranh chấp là khơng cần phải qua hịa giải cơ sở (Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định chỉ có 03 loại tranh chấp lao động: xử lý kỷ luật lao động theo hình
thức sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động). Toà án khi nhận được đơn kiện về những loại tranh chấp này có thể thụ lý giải quyết luôn.
Nay theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự có thêm 5 loại tranh chấp mà các bên không nhất thiết phải qua hồ giải cơ sở, có thể kiện thẳng đến Tồ án. Đó là những tranh chấp:
- Bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động (Pháp lệnh chỉ quy định bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động);
- Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bảo hiểm xã hội gồm tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội và tranh chấp giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Việc quy định mới như vậy sẽ đơn giản hơn cho Tòa án khi thụ lý giải quyết vụ án lao động không phải xem xét vụ việc đã được hòa giải ở cơ sở hay chưa, kiểm tra điều kiện thụ lý của tòa án. Như vậy Bộ luật tố tụng dân sự đã cụ thể hóa, ghi nhận được điểm mới đã được định trong Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 164 Bộ luật Lao động, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đương sự nộp đơn yêu cầu, Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện phải tiến hành hoà giải để giải quyết tranh chấp. Hết thời hạn này, nếu việc hồ giải là khơng thành hoặc Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện khơng tiến hành hồ giải, Tồ án sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp nếu có yêu cầu. Đây là một quy định rất hợp lý và cần thiết giúp cho các bên có quyền u cầu Tồ án bảo vệ quyền lợi cho mình một cách kịp thời.
2.2.1.3. Bộ luật tố tụng dân sự đã mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cho Toà án nhân dân cấp huyện.
Điểm c khỏan 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động quy định tại khỏan 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó, Tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân khi:
- Khơng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc cần phải uỷ thác cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài;
- Các tranh chấp này khơng thuộc trường hợp mà Tồ án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Tồ án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động sau:
- Tranh chấp lao động tập thể;
- Tranh chấp lao động cá nhân mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Toà án nước ngoài;
- Tranh chấp lao động cá nhân thuộc trường hợp Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết;
- Các yêu cầu về lao động theo Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự.
Có thể nói đây là điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự so với Pháp lệnh về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, ngay lập tức thì khơng phải mọi Toà án cấp huyện đều được tăng thẩm quyền ngay mà cần phải có lộ trình thực hiện. Nghị quyết số 32/2004/QH11, chỉ những Toà án cấp huyện có đủ điều kiện mới thực hiện việc tăng thẩm quyền từ ngày 01/01/2005. Những Toà án chưa đủ điều kiện thì việc tăng thẩm quyền được thực hiện chậm nhất bắt đầu từ ngày 01/07/2009, lộ trình này khơng chỉ có hiệu lực đối với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động, mà cả thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại.
Theo quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự những tranh chấp lao động có liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam... khơng cịn thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh mà thuộc cấp huyện. Việc tăng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện như quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự là hết sức cần thiết và đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Bên cạnh những nét mới những điểm mới rõ nét như đã nêu trên, Bộ luật tố tụng dân sự còn những điểm mới khác như: Quyền thoả thuận trước của các bên về Toà án giải quyết việc tranh chấp trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể; Về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền: Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự quy định nếu tranh chấp giữa các Toà án cấp huyện trong cùng một tỉnh thì do Chánh án Tồ án cấp tỉnh giải quyết. Nếu tranh chấp giữa các Toà án cấp huyện thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc tranh chấp giữa các Tồ án cấp tỉnh khác nhau thì do Chánh án Tồ án nhân dân tối cao giải quyết; Quy định cho các đương sự được quyền khiếu nại đối với những quyết định chuyển vụ án cho Toà án khác giải quyết và thủ tục giải quyết đối với những khiếu nại này.
Sau đây là những nội dung cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của tòa án.