Nghĩa của quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 34)

Từ khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc điểm quyền kháng cáo của bị cáo đã được làm rõ, cho thấy quyền kháng cáo của bị cáo có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, quyền kháng cáo của bị cáo không những là phương tiện hữu hiệu

để bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà cịn góp phần bảo đảm để khơng đưa ra thi hành các bản án, quyết định của Tịa án khơng có căn cứ, khơng đúng pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân vào công lý, cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo là một trong những nội dung của bảo vệ quyền con người trong TTHS. Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo thường được nhìn nhận ở hai phương diện: quyền của bị cáo và nghĩa vụ của các cơ quan, người THTT. Về quyền của bị cáo, BLTTHS năm 2003 đã quy định nhiều quyền tố tụng để bị cáo thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giai đoạn xét xử. Đây là giai đoạn tố tụng quan trọng, nhất là tại phiên tòa sơ thẩm, là lần đầu tiên vụ án được đưa ra xét xử một cách công khai, trách nhiệm pháp lý cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của những người TGTT được xác định bởi cơ quan xét xử. Đối với bị cáo, vấn đề có tội hay khơng có tội, tội trạng đến mức độ nào, hình phạt và các biện pháp tư pháp nếu có sẽ được HĐXX phán quyết theo luật định. Vì vậy, việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong giai đoạn XXST là hết sức quan trọng.

Để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bị cáo có thể thực hiện bằng nhiều quyền khác nhau theo quy định của pháp luật TTHS. Tất nhiên, những quyền tố tụng đó sẽ được bị cáo thực hiện trước khi có BAST, điển hình như: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; trình bày ý kiến, tranh luận… để làm cơ sở cho những người THTT, HĐXX xem xét. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải lúc nào bị cáo cũng có thể thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện có hiệu quả các quyền đó. Do đó, quyền kháng cáo với tư cách là quyền tố tụng được thực hiện sau khi có bản án hoặc QĐST là phương tiện để bị cáo tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một bản án hoặc QĐST có thiếu sót, khơng đúng pháp luật nhưng nếu không được phát hiện để kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong thời hạn luật định thì sẽ được đưa ra thi hành và gây ra những tác hại, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Với ý nghĩa đó, quyền kháng cáo của bị cáo khi được thực hiện,

là một trong những bảo đảm để không đưa ra thi hành các bản án, QĐST của Tịa án khơng có căn cứ và không đúng pháp luật.

Tương tự việc xét xử vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm do các chủ thể khác do luật định kháng cáo hoặc VKS kháng nghị, khi giải quyết án theo thủ tục phúc thẩm do bị cáo kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ xem xét nội dung kháng cáo mà cịn có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án theo quy định của pháp luật, nên kịp thời phát hiện toàn diện những thiếu sót, vi phạm của bản án hoặc QĐST nếu có. Khắc phục được những thiếu sót, vi phạm của bản án hoặc QĐST, các bản án hoặc QĐPT khi được đưa ra thi hành ln bảo đảm tính có căn cứ, đúng pháp luật, tạo được niềm tin của nhân dân vào công lý và cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Thứ hai, quyền kháng cáo của bị cáo là một trong những cơ sở góp phần bảo

đảm nhận thức, áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh, thống nhất của những người THTT.

Áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng và địa vị tối cao của pháp luật. Trong TTHS, ngoài những ý nghĩa trên, việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất cịn góp phần xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Quyền kháng cáo của bị cáo cũng là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh trách nhiệm giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm của Tịa án. Thơng qua việc xét xử lại vụ án hoặc xét lại QĐST, Tòa án cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc QĐST. Những thiếu sót, vi phạm hay tính có căn cứ và hợp pháp của bản án hoặc QĐST được Tòa án cấp phúc thẩm nhận định, đánh giá và đưa ra một trong những quyết định thuộc thẩm quyền trong bản án hoặc QĐPT. BLTTHS quy định Hội đồng XXPT gồm ba thẩm phán, chính là nhằm bảo đảm chun mơn pháp lý, đủ sức đáp ứng những yêu cầu đó và bản án hoặc QĐPT là chung thẩm, có hiệu lực thi hành. Vì vậy, bản án hoặc QĐPT được xem là chuẩn mực, ln có tính chất hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với cấp sơ thẩm. Nói cách khác, thông qua bản án hoặc QĐPT, cấp sơ thẩm có cơ sở để nhận thức và đánh giá lại quá trình áp dụng pháp luật trong việc điều tra, truy tố và xét xử đối với vụ án để tránh những vi phạm thiếu sót tương tự có thể xảy ra.

Ngồi ra, khi những thiếu sót, vi phạm mang tính chất nghiêm trọng của bản án hoặc QĐST xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người

TGTT khác, thì trách nhiệm pháp lý của những người THTT ln được đặt ra. Chỉ với khả năng cho rằng bị cáo có thể thực hiện quyền kháng cáo, cũng đã có tác dụng phịng ngừa nhất định, buộc cơ quan điều tra, VKS và Tòa án cấp sơ thẩm phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quá trình giải quyết án 23.

Thứ ba, quyền kháng cáo của bị cáo là sự cụ thể hóa các nguyên tắc tố tụng

tiến bộ trong TTHS Việt Nam.

Bất kỳ một nguyên tắc TTHS tiến bộ nào được hình thành hay ghi nhận bằng pháp luật, cũng đều góp phần đạt được mục đích xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể đạt được khi những nguyên tắc TTHS được bảo đảm bằng những cơ chế pháp lý khả thi hoặc được cụ thể hóa thành những chế định pháp luật tương ứng, nếu không những nguyên tắc tố tụng dù tiến bộ, tốt đẹp đến đâu cũng chỉ mang tính hình thức.

Trong mối quan hệ với các nguyên tắc tố tụng - với tư cách là những tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng và áp dụng pháp luật, thì quyền kháng cáo của bị cáo với bản chất và tầm quan trọng của nó, là sự cụ thể hóa và là cơ sở để thực hiện nhiều nguyên tắc tiến bộ của TTHS, thể hiện rõ nét nhất là:

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đây là nguyên tắc Hiến định, được cụ thể hóa tại Điều 11 BLTTHS năm 2003. Bảo đảm quyền bào chữa là bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trình bày quan điểm của mình về việc bị buộc tội, đưa ra các chứng cứ, tình tiết để minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những tư cách TGTT của cùng một người ở các giai đoạn tố tụng khác nhau nên quyền bào chữa luôn được bảo đảm trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

Quyền bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều đó có liên quan đến việc thực hiện các quyền tố tụng khác. Các quyền tố tụng khác mà pháp luật quy định cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khơng ngồi mục đích mà quyền bào chữa hướng đến trong từng giai đoạn tố tụng. Vì vậy, có thể nói quyền bào chữa là tất cả các quyền mà pháp luật quy định để chống lại sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự24. Kháng cáo của bị cáo không những là cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục phúc thẩm, mà còn là cơ sở để bị cáo tiếp tục thực hiện quyền bào chữa

23 Đại học Huế (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr. 373.

24

trong giai đoạn phúc thẩm khi khơng có kháng nghị, kháng cáo của những chủ thể khác.

- Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử là biểu hiện của dân chủ và tiến bộ trong TTHS, là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 20 BLTTHS năm 2003. Quy định và thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một bảo đảm pháp lý cần thiết cho việc xét xử của Tòa án được chính xác và đúng đắn. Thơng qua đó, những vấn đề thuộc về vụ án sẽ được xem xét, phân tích và đánh giá kỹ càng hơn, đầy đủ hơn để các phán quyết về số phận pháp lý, quyền lợi hợp pháp của bị cáo và những người TGTT khác ln bảo đảm tính chính xác. Về phía bị cáo, thực hiện chế độ hai cấp xét xử còn giúp họ nhận thức, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ pháp lý khi mọi sự khơng đồng tình đối với bản án, QĐST đã được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét. Đồng thời, thông qua việc quy định và thực hiện tốt chế độ hai cấp xét xử, cũng tránh tình trạng vụ án được xét xử theo quá nhiều cấp, kéo dài quá trình tố tụng và đảm bảo hiệu lực của các bản án hoặc QĐST đã có hiệu lực pháp luật25.

Khoản 1 Điều 20 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này…”. Như vậy, chế độ hai cấp xét xử được hiểu là

hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tịa án được thực hiện ở hai cấp, chứ khơng phải mọi vụ án hình sự bắt buộc phải trãi qua hai cấp xét xử. Nói cách khác, XXST là cấp xét xử đầu tiên, cấp xét xử bắt buộc với bất kỳ vụ án nào nếu vụ án khơng bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, còn XXPT là cấp xét xử thứ hai, khơng mang tính bắt buộc, mà chỉ tiến hành khi có kháng cáo của bị cáo, những chủ thể có quyền kháng cáo khác hoặc có kháng nghị của VKS. Với ý nghĩa đó, quyền kháng cáo của bị cáo là một trong những sự cụ thể hóa và là sự bảo đảm pháp lý để thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong TTHS Việt Nam.

- Nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Theo quy định tại Điều 21 BLTTHS năm 2003, Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, TANDTC giám đốc việc xét xử của TAND và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS, được thể chế hóa từ Điều 134 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/2001.

25

Giám đốc việc xét xử là việc kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới để phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử, từ đó sửa chửa, hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng pháp luật thống nhất. Thực hiện nguyên tắc này là nhằm bảo đảm tính đúng đắn của các bản án và quyết định của Tịa án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để đạt được những mục đích đó, Tịa án cấp trên có thể thực hiện thơng qua nhiều hoạt động mang tính tố tụng, kể cả hoạt động mang tính hành chính nội bộ như: giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xét xử; kiểm tra bản án, quyết định để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm; giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, giấm đốc thẩm, tái thẩm; tổng kết công tác xét xử; kiểm tra cơng tác xét xử theo chương trình, kế hoạch cơng tác…

Trong các hoạt động của Tòa án như đã nêu trên, giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm là phương thức giám đốc việc xét xử hiệu quả nhất, bởi do tính chất phổ biến của thủ tục này trên thực tế, cũng như tính kịp thời trong việc phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, để bảo đảm đưa ra thi hành các bản án, quyết định của Tịa án có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, quyền kháng cáo của bị cáo còn là một trong những cơ sở để thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong TTHS Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong TTHS Việt Nam, quy định và thực hiện chế độ hai cấp xét xử khơng ngồi mục đích xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và cũng không làm oan, sai người vô tội. XXPT là cấp xét xử thứ hai nhưng không bắt buộc đối mọi vụ án mà được tiến hành khi có kháng cáo, kháng nghị hợp pháp đối với bản án, QĐST của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, kháng cáo khơng chỉ làm phát sinh thủ tục XXPT vụ án hình sự mà cịn là quyền tố tụng quan trọng để những chủ thể có quyền kháng cáo, trong đó có bị cáo được bày tỏ sự khơng đồng tình của mình đối với phán quyết của Tòa án thể hiện trong bản án, QĐST.

Nhận thức một cách khoa học và hợp lý về quyền kháng cáo của bị cáo là vấn đề khơng những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp nhận thức đúng đắn và đầy đủ về quyền kháng cáo của bị cáo trên phương diện pháp lý và trong thực tiễn của tố tụng. Từ góc độ lý luận cho thấy: 1/ Quyền kháng cáo của bị cáo là quyền

yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại QĐST mà bản án, QĐST đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật. 2/ Với tư cách là chủ thể có quyền kháng cáo, bị cáo phải thực hiện việc kháng cáo theo đúng thủ tục, thời hạn và giới hạn của việc kháng cáo, đó là đối với từng phần hoặc toàn bộ bản án hoặc QĐST. 3/ Mục đích bị cáo thực hiền quyền kháng cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính bản thân mình.

Trong TTHS Việt Nam, quyền kháng cáo của bị cáo từng bước thể hiện bản chất dân chủ, công bằng và nhân đạo từ khi nhà nước dân chủ đầu tiên ra đời cho đến nay và trở thành phương tiện hữu hiệu để bị cáo – người bị buộc tội trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự khơng những tự bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của chính bản thân mình mà cịn cịn góp phần đạt được những mục đích khác của TTHS, đó là phịng chống oan, sai; không đưa ra thi hành các các bản án, quyết định của Tịa án khơng có căn cứ, không đúng pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân vào cơng lý, cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm; bảo đảm nhận thức, áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh, thống nhất của những người THTT và sự cụ

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)