3.2. Những giải pháp bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng
3.2.1. Nội dung bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
sự Việt Nam
3.2.1. Nội dung bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam Nam
Bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo là một trong những nội dung của việc bảo đảm quyền con người trong TTHS. Như đã trình bày, quyền kháng cáo của bị cáo với bản chất và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nó, khơng những là phương tiện để bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà cịn góp phần đạt được mục đích cao nhất của TTHS là góp phần xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm và khơng làm oan người vơ tội. Khi mục đích của TTHS đạt được, cũng là sự khẳng định cho quá trình tố tụng đối với vụ án được tiến hành khách quan, thận trọng và đúng pháp luật, trong đó có hoạt động xét xử của Tịa án - hoạt động thể hiện đầy đủ bản chất tư pháp của nhà nước.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, thì sự thiếu sót, vi phạm ở bất kỳ giai đoạn nào hoặc hoạt động tố tụng nào, cũng đều gây ra những hậu quả tiêu cực, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Hoạt động xét xử hình sự nói chung và XXST hình sự nói riêng, với tư cách là một hoạt động nhân danh quyền lực tư pháp của nhà nước, ngoài nhiệm vụ xét xử và giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, Tịa án cịn có trách nhiệm kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp
73 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Kháng nghị tái thẩm số số 01/QĐ-VKSTC-V3 của Viện trưởng Viện
của các hoạt động tố tụng đã được tiến hành. Vì vậy, nếu những thiếu sót, vi phạm xảy ra ở các giai đoạn tố tụng trước đó, có thể được Tịa án phát hiện để có biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu thiếu sót, vi phạm xảy ra ở giai đoạn XXST, nhất là thiếu sót, vi phạm liên quan đến trách nhiệm pháp lý của bị cáo, thì khơng phải lúc nào cũng được khắc phục kịp thời, nên việc bị cáo tự bảo vệ bằng phương thức thực hiện quyền kháng cáo cần phải được ưu tiên bảo đảm.
Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã và đang được tiếp tục triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực tư pháp, trong đó có tư pháp hình sự. Tầm quan trọng, nội dung và mục tiêu của cải cách tư pháp được ghi nhận trong nhiều văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp thời gian tới” đã đánh giá: “Chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và
đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp”. Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục khẳng định: “Vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy
tố, xét xử”, từ đó xác định mục tiêu của cải cách tư pháp là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Vì
vậy, đã có quan điểm cho rằng: cải cách tư pháp nói chung, cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng có liên quan chặt chẽ đến việc phịng, chống oan, sai trong TTHS. Làm rõ oan, sai trong TTHS và nguyên nhân của thực trạng oan, sai để có các giải pháp phịng, chống hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta, cũng chính là tơn trọng và bảo vệ quyền con người74. Quyền kháng cáo của bị cáo với tư cách là một công cụ pháp lý quan trọng để khắc phục oan, sai hiệu quả nên cần phải được bảo đảm tốt hơn trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
Bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo là rất cần thiết, nhưng nội dung và yêu cầu của việc bảo đảm đó như thế nào, để quyền kháng cáo thể hiện đúng bản chất và
74 Trịnh Tiến Việt (2012), Cải cách tư pháp và phịng, chống oan sai trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí
ý nghĩa của nó trên thực tế mới là vấn đề quan trọng. Quyền kháng cáo của bị cáo là quyền tố tụng độc lập, việc có thực hiện kháng cáo hay không trước hết là tùy thuộc vào ý chí của bị cáo, nhưng để bị cáo đi đến quyết định và thực hiện việc kháng cáo hợp pháp, cũng như để tiếp tục bảo vệ nội dung, u cầu kháng cáo của mình, địi hỏi phải có những điều kiện pháp lý nhất định. Bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo với yêu cầu này, chính là bảo đảm khả năng thực hiện quyền kháng cáo và bảo vệ quan điểm kháng cáo của bị cáo. Mục đích kháng cáo của bị cáo là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nhưng khơng phải nội dung kháng cáo nào của bị cáo cũng có căn cứ và hợp pháp để được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Trong trường hợp này, khơng vì thế mà cho rằng quyền kháng cáo của bị cáo không được bảo đảm. Bởi vì, bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo không đồng nghĩa với việc làm có lợi, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho bị cáo, nếu việc làm đó không dựa trên quy định của pháp luật, mà phải thấy rằng khi vụ án tiếp tục được đưa ra xem xét, giải quyết ở cấp phúc thẩm do có kháng cáo của bị cáo, dù nội dung kháng cáo của bị cáo khơng có căn cứ để Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận, thì quyền kháng cáo của bị cáo cũng đã được tôn trọng, bảo đảm thực hiện trên thực tế.