Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo giai đoạn từ năm

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 42)

2.1. Khái quát quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo

2.1.2. Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo giai đoạn từ năm

đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988

Theo quy định của Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa (có hiệu lực ngày 01/01/1960), Tịa án khơng cịn trực thuộc Hội đồng Chính phủ như quy định của Hiến pháp năm 1946, mà trở thành hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, thực hiện quyền lực của nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Điều 2 Luật tổ chức TAND năm 1960 đã quy định TAND gồm có: TANDTC, các TAND địa phương và các Tòa án quân sự. Đối với TAND địa phương, ngoài TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương và TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương cịn có TAND ở các khu vực tự trị35. Điều 1 của các Điều lệ quy định cụ thể về tổ chức TAND các cấp trong khu tự trị Việt Bắc ngày 03/02/1963 và khu tự trị Tây Bắc ngày 09/7/1963, đã quy định tổ chức TAND trong những khu tự trị này gồm: TAND khu; các TAND tỉnh; các TAND thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện36.

Về thẩm quyền phúc thẩm, Pháp lệnh ngày 23/3/1961 quy định cụ thể về tổ chức của TANDTC và tổ chức TAND các địa phương, đã quy định: các Tịa hình sự TANDTC phúc thẩm những bản án hoặc những QĐST của TAND khu tự trị bị chống án hoặc kháng nghị (Điều 3)37; Tòa phúc thẩm TANDTC phúc thẩm những bản án hoặc những QĐST của các TAND thành phố và tỉnh trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương bị chống án hoặc bị kháng nghị (Điều 4)38; TAND thành phố và tỉnh trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương phúc thẩm những bản án hoặc những QĐST của TAND thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương bị chống án hoặc bị kháng nghị (Điều 9)39. Tại các Điều lệ quy định cụ thể về tổ chức TAND các cấp trong khu tự trị nêu trên quy định: TAND khu phúc thẩm những bản án hoặc những QĐST của các TAND tỉnh bị chống án hoặc bị kháng nghị (Điều 2)40

; TAND tỉnh phúc thẩm những bản án hoặc những QĐST của TAND thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện bị chống án hoặc bị kháng nghị (Điều 3)41

.

35, 36

Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.11.

37,38

Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.25.

39, 40

Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.26.

41

Nguyên tắc hai cấp xét xử chính thức được ghi nhận tại Điều 9 Luật tổ chức TAND năm 1960: “Tòa án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét xử. Đương sự có

quyền chống bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân xử sơ thẩm lên Tòa án nhân dân trên một cấp”. Trong giai đoạn này, những quy định của pháp luật về

phúc thẩm hình sự, trong đó có quyền kháng cáo được quy định chi tiết tại Thơng tư số 03-NCPL ngày 19/5/1967 về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự của TANDTC. Tuy nhiên, nhiều nội dung của văn bản này cũng như những quy định về quyền kháng cáo vẫn còn những khiếm khuyết, hạn chế nên ngày 02/10/1974, TANDTC đã ban hành Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự kèm theo Thông tư số 19-TATC để thay thế Thông tư số 03-NCPL ngày 19/5/1967. Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thông tư số 19-TATC ngày 02/10/1974 đã quy định bị cáo là một trong những chủ thể có quyền kháng cáo. Theo đó:

Bị cáo là người bị truy tố và xét xử về hành vi phạm tội, là người bị kết tội, bị xử phạt, bị xử bồi thường, tịch thu tang vật nên bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ (hay một phần) những quyết định liên quan đến họ như: xin giảm hình phạt, định lại tội danh nhẹ hơn, xin được tun bố khơng có tội, xin được giảm, miễn bồi thường... Bị cáo đã được tun bố khơng có tội cũng có quyền kháng cáo để xin sửa lại căn cứ của việc tuyên bố vô tội hoặc để xin xóa bỏ trong BAST những nhận định đụng chạm đến danh dự của mình.

Quyền kháng cáo của bị cáo được quy định cho chính bản thân bị cáo. Những thân nhân như bố mẹ, vợ chồng, khơng có quyền kháng cáo thay cho bị cáo để xin giảm án hay kêu oan cho bị cáo. Một đơn với nội dung như vậy, chỉ có thể xem là tài liệu để VKS nhân dân và TAND cấp phúc thẩm tham khảo nếu vụ án được đưa ra xét xử ở cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo là người vị thành niên hoặc là người vì nhược điểm thể chất hay về tinh thần (như câm, điếc, người si ngốc…) mà không thể tự mình thực hiện đầy đủ quyền bào chữa được, thì người đại diện hợp pháp của họ (như bố mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột…) có quyền kháng cáo. Đây là quyền kháng cáo độc lập, không bắt nguồn từ sự ủy nhiệm nào, không tùy thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của bị cáo. Tất nhiên, bản thân những bị cáo này cũng có quyền tự mình kháng cáo42.

42

Về hình thức kháng cáo, theo quy định của Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thơng tư số 19-TATC ngày 02/10/1974, bị cáo có thể kháng cáo bằng nhiều hình thức khác nhau như: kháng cáo bằng miệng tại phiên tòa, sau khi TAND cấp sơ thẩm mới tuyên án xong nhưng sau đó phải làm đơn kháng cáo gửi cho TAND cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm; bị cáo cũng có thể trực tiếp đến TAND sơ thẩm khai xin kháng cáo và trình bày nội dung, lý do kháng cáo, thư ký Tịa án ghi lời khai có chữ ký của bị cáo kháng cáo. Những điểm này cần được TAND cấp sơ thẩm giải thích rõ khi tuyên án43.

Về thời hạn kháng cáo, bị cáo được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu vắng mặt có lý do ở phiên tịa sơ thẩm, bị cáo có quyền chống án vắng mặt trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt bản án, sau đó bị cáo cịn được 15 ngày nữa để kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. Tuy nhiên, bị cáo cũng có thể khơng sử dụng quyền chống án vắng mặt, mà kháng cáo ngay để TAND cấp trên XXPT. Trong trường hợp này, thời hạn kháng cáo của bị cáo là 30 ngày, kể từ ngày được tống đạt bản án xử vắng mặt. Các thời hạn đều tính 15 ngày trịn, 30 ngày trịn, nghĩa là khơng kể ngày tuyên án, ngày được tống đạt bản án, ngày ký vào đơn kháng cáo hay đến Tòa án khai xin kháng cáo. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hay ngày lễ, thì được gia hạn thêm đến hết những ngày nghỉ ấy44.

Việc kháng cáo quá hạn của bị cáo có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng. Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thông tư số 19-TATC ngày 02/10/1974 đã quy định: đối với những đơn kháng cáo quá hạn, TAND cấp sơ thẩm có nhiệm vụ điều tra đầy đủ lý do của việc kháng có quá hạn, rồi gửi báo cáo lên TAND cấp phúc thẩm, kèm theo hồ sơ vụ án cùng với đơn kháng cáo quá hạn. Những đơn kháng cáo quá hạn gửi thẳng lên TAND cấp phúc thẩm, cũng cần được giao về TAND cấp sơ thẩm để điều tra lý do. Lý do chính đáng để có thể chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn phải là một trở ngại khách quan mà bản thân người kháng cáo không thể khắc phục được như: ốm đau trầm trọng, gặp tai nạn45.

Để bảo đảm quyền tự do kháng cáo của bị cáo, Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thơng tư số 19-TATC ngày 02/10/1974

43 Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.213.

44 Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.213, 214.

45

cũng quy định: TAND cấp sơ thẩm có trách nhiệm giải thích quyền kháng cáo cho bị cáo khi tuyên án. Đơn kháng cáo của bị cáo không nêu lý do, không đề ra yêu cầu cụ thể, chỉ xin chiếu cố khoan hồng chung chung, vẫn phải coi là đơn kháng cáo có giá trị. Trường hợp này, TAND sơ thẩm nhận đơn cần gợi ý, giúp đỡ bị cáo bổ sung, trình bày cụ thể46

. Người bào chữa cho bị cáo có quyền kháng cáo thay cho bị cáo, nếu được bị cáo ủy nhiệm hay đồng ý47. Bị cáo có quyền rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Tòa án cần tìm hiểu và trường hợp việc rút đơn kháng cáo không phải là tự nguyện thì giải thích quyền tự do kháng cáo cho bị cáo. Trường hợp có những tình tiết có ý nghĩa của vụ án cần làm sáng tỏ hoặc BAST cần được sửa đổi, thì Tịa án cấp phúc thẩm khơng chấp nhận việc rút kháng cáo và cứ tiến hành việc xét xử48.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 1980), Luật tổ chức TAND năm 1981 ra đời tiếp tục kế thừa phần lớn những nguyên tắc tố tụng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, thẩm quyền phúc thẩm trong TTHS của Tòa án đã được ghi nhận trong Luật tổ chức TAND năm 1960 cho nên vấn đề quyền kháng cáo nói chung và quyền kháng cáo của bị cáo nói riêng quy định trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thông tư số 19-TATC ngày 02/10/1974 vẫn được áp dụng cho đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu pháp luật TTHS giai đoạn từ năm 1960 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988, cho thấy việc thực thi quyền kháng cáo của bị cáo trong từng thời điểm cũng có những giới hạn nhất định. Đó là việc quy định thẩm quyền XXST đồng thời chung thẩm cho: Tịa hình sự TANDTC đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của TANDTC và những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp dưới nhưng TANDTC lấy lên để xử, theo Điều 3 Pháp lệnh ngày 23/3/1961 quy định cụ thể về tổ chức của TANDTC và tổ chức các TAND địa phương49; TAND đặc biệt tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với “những tên tư sản mại bản vẫn che giấu, tiếp tay cho bọn phản cách mạng hiện hành, cho bọn ác ơn, ngoan cố, hoặc tàng trữ vũ khí, tài liệu địch, thơng đồng với bọn phản động tìm mọi cách để chống phá cách mạng…” theo quy định tại Quyết định số 29/QĐ-76 ngày

46, 47 Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.210, 211.

48 Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr.216.

49

27/5/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam50.

Có thể thấy, pháp luật TTHS Việt Nam giai đoạn từ năm 1960 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988 tiếp tục quy định thủ tục xét xử chung thẩm đối với một số loại tội phạm, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong những thời điểm lịch sử nhất định. Nhìn tổng thể, pháp luật TTHS trong giai đoạn này tiếp tục quy định quyền kháng cáo thay cho bị cáo của người bào chữa và Tòa án có thẩm quyền XXPT hình sự là Tịa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã XXST. Đồng thời, đối với các vấn đề pháp lý cơ bản về quyền kháng cáo của bị cáo đã có sự kế thừa và hoàn thiện một cách hợp lý, phù hợp với sự thay đổi của pháp luật có liên quan, cụ thể: QĐST của Tòa án thay thế mệnh lệnh của Dự thẩm, cùng với BAST trở thành đối tượng kháng cáo; các phương thức thực hiện thủ tục kháng cáo như: kháng cáo miệng tại phiên tịa, trình bày trực tiếp việc kháng cáo thay cho các phương thức: ký vào sổ của phòng lục sự, gửi giây thép hoặc gửi thư đến phòng lục sự, khai việc kháng cáo vào giấy tống đạt; quy định chung về thời hạn kháng cáo được giữ nguyên nhưng ghi nhận thêm quyền kháng cáo quá hạn; quyền rút kháng cáo của bị cáo chính thức được ghi nhận… Rõ ràng, đây không chỉ là sự phát triển của pháp luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo ở góc độ nội dung pháp lý mà cịn ở kỹ thuật lập pháp.

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)