Một trong những nguyên tắc quan trọng của xét xử hình sự là xét xử trực tiếp, bằng lời nói. Tịa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của
họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, vì bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
Vấn đề bảo đảm quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm của bị cáo chỉ đặt ra đối với đối tượng kháng cáo là bản án, bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 253 BLTTHS năm 2003, Tòa án cấp phúc thẩm khơng phải mở phiên tịa đối với những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo. Trong trường hợp này, Tịa án cấp phúc thẩm có thể triệu tập bị cáo để nghe ý kiến nếu thấy cần thiết. Theo quy định tại Điều 245 BLTTHS năm 2003, quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm là quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị. Đối với bị cáo, quyền tham gia phiên tịa phúc thẩm khơng những là quyền của bị cáo có kháng cáo mà cịn là quyền của bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị. Sự tham gia phiên tòa phúc thẩm của họ và người khác do Tòa án cấp phúc thẩm quyết định, nếu thấy càn thiết cho việc xét xử.
Trong mối liên hệ với quyền kháng cáo, bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của bị cáo có kháng cáo khơng những nhằm thực hiện nguyên tắc xét xử như đã nêu, mà cịn để bị cáo trình bày mọi vấn đề về vụ án và thực hiện các quyền tố tụng khác tại phiên tòa phúc thẩm như bào chữa, tranh luận... nhằm bảo vệ nội dung kháng cáo của mình trước HĐXX phúc thẩm, thơng qua đó cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để bảo đảm quyền tham gia phiên tịa phúc thẩm của bị cáo có kháng cáo, theo quy định tại mục 3 phần II Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005, thì Tịa án cấp phúc thẩm phải triệu tập họ tham gia phiên tòa. Được coi là đã triệu tập tham gia phiên tòa, nếu giấy triệu tập được giao trực tiếp hoặc đã được gửi đến đúng địa chỉ mà bị cáo có kháng cáo đã khai báo với các cơ quan THTT khi cần triệu tập. Nếu bị cáo có kháng cáo chưa được triệu tập tham gia phiên tịa, thì Tịa án cấp phúc thẩm phải hỗn phiên tòa. Khi đã được triệu tập tham gia phiên tịa mà bị cáo có kháng cáo vắng mặt có lý do chính đáng, thì Tịa án cấp phúc thẩm có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định khơng có lợi cho bị cáo và trong các trường hợp khác thì phải hỗn phiên tịa.