2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền kháng cáo
2.2.4. Về thời hạn kháng cáo
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác60
. Do đó, thời hạn kháng cáo của bị cáo được hiểu là khoảng thời gian có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc mà bị cáo được quyền thực hiện việc kháng cáo.
BLTTHS năm 2003 đã quy định thời hạn kháng cáo giống nhau cho tất cả những chủ thể có quyền kháng cáo, trong đó có bị cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 234, khoản 2 Điều 239 và khoản 2 Điều 316 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn kháng cáo của bị cáo đối với BAST là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo vắng mặt tại phiên tịa thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết; thời hạn kháng cáo của bị cáo đối với quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án của Tịa án là bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Đối với quyết định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án, do luật quy định việc kháng cáo được tiến hành như đối với BAST nên thời hạn kháng cáo của bị cáo đối với quyết định này cũng được hiểu là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
Khi quy định về thời hạn kháng cáo, tất nhiên nhà làm luật đã có sự tính tốn hợp lý, khoa học để những chủ thể có quyền kháng cáo vừa có sự chủ động, vừa đủ thời gian thực hiện việc kháng cáo. Thực tế, khơng phải phiên tịa sơ thẩm nào thì những chủ thể có quyền kháng cáo cũng có thể thực hiện ngay việc kháng cáo kể từ ngày tun án, có những phiên tịa sơ thẩm khi tuyên án đã hết thời gian làm việc trong ngày. Vì vậy, Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 đã hướng dẫn thống nhất cách tính thời hạn kháng cáo thơng qua việc xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo và ngày kháng cáo để bảo đảm trọn vẹn thời hạn kháng cáo cho những chủ thể có quyền kháng cáo.
60
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bị cáo là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp bị cáo có mặt tại phiên tịa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo vắng mặt tại phiên tòa. Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo của bị cáo là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Về xác định ngày kháng cáo của bị cáo, theo quy định tại khoản 2 Điều 234 BLTTHS năm 2003 và tiểu mục 4.2 mục 4 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005, trường hợp đơn kháng cáo của bị cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo của bị cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo là ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn. Nếu Ban giám thị trại tạm giam không ghi ngày nhận được đơn kháng cáo, thì Tịa án u cầu Ban giám thị trại tạm giam xác nhận ngày nhận đơn đó để xác định ngày kháng cáo. Đối với trường hợp bị cáo đến nộp đơn kháng cáo tại Tòa án hoặc đến trình bày trực tiếp việc kháng cáo với Tịa án cấp sơ thẩm, thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn hoặc là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
Thời hạn kháng cáo là một trong những cơ sở xác định tính hợp pháp của kháng cáo. Một bản án, QĐST khi hết thời hạn kháng cáo thì có hiệu lực pháp luật và những chủ thể có quyền kháng cáo khơng được phép kháng cáo. Tuy nhiên, trên thực tế có những nguyên nhân khách quan làm cho chủ thể có quyền kháng cáo không thực hiện được việc kháng cáo đúng thời hạn luật định. Vì vậy, việc xem xét chấp nhận kháng cáo trong những trường hợp này là cần thiết để những chủ thể có quyền kháng cáo có cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 235 BLTTHS năm 2003, thì việc kháng cáo q hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng. Tịa án cấp phúc thẩm thành lập HĐXX gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. HĐXX có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Để bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ trong việc xem xét kháng cáo quá hạn, mục 5 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 đã hướng dẫn cụ thể về lý do chính
đáng của việc kháng cáo quá hạn và trình tự, thủ tục xét kháng cáo quá hạn của HĐXX phúc thẩm. Theo đó, lý do chính đáng để bị cáo có thể kháng cáo quá hạn là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà bị cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định, chẳng hạn như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị...
Cũng như việc xét kháng cáo quá hạn của những chủ thể có quyền kháng cáo khác, việc xét kháng cáo quá hạn của bị cáo phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, mà không phụ thuộc vào việc trong vụ án có bị cáo hoặc những đương sự khác đã thực hiện việc kháng cáo trong hạn luật định hay không. Trong trường hợp ngay trước khi mở phiên tòa mà Tòa án cấp phúc thẩm mới nhận được đơn kháng cáo quá hạn của bị cáo, thì trước khi khai mạc phiên tịa, HĐXX phúc thẩm phải mở phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn. Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập HĐXX gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn trên cơ sở giấy tờ, tài liệu do bị cáo gửi kèm theo đơn kháng cáo. So với BLTTHS năm 1988 và Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988, thì BLTTHS năm 2003 và Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 không tiếp tục quy định Tịa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm xác minh lý do kháng cáo quá hạn của bất cứ chủ thể có quyền kháng cáo nào mà trong trường hợp cần thiết, HĐXX có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn trong đó có bị cáo đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu cung cấp giấy tờ, tài liệu bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn là có lý do chính đáng.
Giống như quy định tại Điểm d khoản 1 phần VI Thông tư liên tịch số 01- TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988, tiểu mục 5.5 mục 5 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 tiếp tục quy định phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn của bị cáo khơng bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện VKS cùng cấp. Trong trường hợp có tham gia, thì đại diện VKS phát biểu ý kiến chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn của bị cáo.
Nhằm bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo đối với BAST tuyên phạt tử hình, theo quy định tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tịa án” của BLTTHS, thì sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà Tòa án đã XXST không nhận được kháng cáo, kháng nghị và sau khi hết thời hạn bảy ngày tiếp theo, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà vẫn không nhận được đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của người
bị kết án tử hình, Tịa án đã XXST phối hợp với Trại tạm giam (Trại giam) nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình xác minh về việc người bị kết án tử hình có làm đơn kháng cáo trong thời hạn kháng cáo hay không hoặc người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình hay khơng. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy người bị kết án tử hình có làm đơn kháng cáo trong thời hạn kháng cáo, nhưng bị thất lạc, thì trong biên bản xác minh cần ghi tóm tắt nội dung kháng cáo của họ và cho viết lại đơn kháng cáo. Biên bản xác minh cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Tòa án cấp phúc thẩm để XXPT theo thủ tục chung. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy người bị kết án tử hình khơng làm đơn kháng cáo, nhưng khi xác minh người bị kết án tử hình muốn làm đơn kháng cáo, thì cho họ làm đơn kháng cáo và yêu cầu họ nêu rõ lý do của việc kháng cáo quá hạn. Biên bản xác minh và đơn kháng cáo quá hạn phải được gửi ngay cùng hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm để xem xét việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn theo quy định tại Điều 235 của BLTTHS.