Kết quả đạt được qua thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 66 - 69)

3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo trong

3.1.1.Kết quả đạt được qua thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo

hình sự Việt Nam

3.1.1. Kết quả đạt được qua thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Theo thống kê của VKSNDTC, tình hình thụ lý và xét xử án hình sự theo các thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm của ngành Tòa án những năm gần đây như sau:

Năm Án sơ thẩm đã giải quyết (bị cáo) Án phúc thẩm Thụ lý Xét xử Tổng số (bị cáo) Án có kháng cáo (bị cáo) Tổng số (bị cáo) Án có kháng cáo (bị cáo) 2011 110.068 22.079 20.412 (92,44%) 17.994 16.439 (91,35%) 2012 117.788 23.472 21.628 (92,14%) 18.992 17.206 (91%) 2013 118.307 26.876 25.024 (93,10%) 19.612 18.044 (92%) Cộng 346.163 72.427 67.064 (92,56%) 56.598 51.689 (91,45%)

Nguồn: Thống kê số liệu kèm theo Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân các năm 2011, 2012 và 2013.

Hiện nay, thống kê án hình sự phúc thẩm của các cơ quan chức năng phản ánh các tiêu chí chung về tình hình thụ lý, kết quả giải quyết án hình sự phúc thẩm. Trong biểu mẫu thống kê của ngành Tịa án khơng có tiêu chí phân định riêng biệt về số lượng án đã thụ lý, giải quyết và kết quả giải quyết giữa án có kháng cáo và kháng nghị, cũng như khơng có sự phân định số lượng án đã thụ lý, giải quyết và kết quả giải quyết theo từng chủ thể có quyền kháng cáo. Vì vậy, việc đánh giá kết quả đạt được qua thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo thông qua số liệu thống kê là hết sức khó khăn.

Xuất phát từ cách tiếp cận kháng cáo là quyền của những người TGTT do luật định mà bị cáo là một chủ thể có quyền và kháng cáo của bị cáo với tư cách là cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục XXPT hình sự thì số liệu trên ít nhiều vẫn phản ánh tình hình thực thi quyền kháng cáo của bị cáo trên thực tế. Cùng với số lượng án sơ thẩm tăng dần theo từng năm, lượng án có kháng cáo của bị cáo và những chủ thể có quyền kháng cáo khác cũng tăng theo, đồng thời trong cơ cấu án phúc thẩm đã thụ lý thì số lượng án có kháng cáo của bị cáo và những chủ thể có quyền kháng cáo ln chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng theo từng năm.

Từ năm 2011 đến năm 2013, án có kháng cáo của bị cáo và những người TGTT khác chiếm tỷ lệ trung bình là 92,56% trong tổng số án phúc thẩm đã thụ lý của Tòa án mỗi năm, cho thấy quyền tự do kháng cáo của những người TGTT do luật định, trong đó có bị cáo khơng ngừng được bảo đảm và phát huy. Số liệu thống kê nêu trên chỉ phản ánh số lượng án đã xét xử, không bao gồm án đã đình chỉ XXPT do người kháng cáo rút kháng cáo trước khi bắt đầu và tại phiên tòa, nên không đủ cơ sở đánh giá tiến độ, tỷ lệ giải quyết án của Tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, đối với số lượng án đã đưa ra XXPT, thì án có kháng cáo của bị cáo và những chủ thể có quyền kháng cáo khác chiếm tỷ lệ cao, trung bình mỗi năm là 91,45%. Điều đó cho thấy bị cáo có kháng cáo ln kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu nội dung kháng cáo có căn cứ và hợp pháp.

Mặc dù chất lượng XXST án hình sự khơng ngừng được nâng lên nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng xét xử, giải quyết án ở giai đoạn XXST của Tịa án vẫn cịn những thiếu sót, vi phạm pháp luật trong việc ra bản án, quyết định dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo chưa được bảo đảm. Nhiều BAST do bị cáo kháng cáo đã được Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa về tội danh, khung hình phạt, mức hình phạt áp dụng, trách nhiệm dân sự theo đúng pháp luật và có lợi cho bị cáo. Những năm gần đây, tình trạng xét xử oan người khơng có tội

từng bước được hạn chế, song kháng cáo vẫn là phương tiện để bị cáo thực hiện minh oan có hiệu quả. Theo báo cáo của VKSNDTC, trong ba năm từ 2011 đến 2013, Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo tuyên bố không phạm tội đối với 4 bị cáo (năm 2011: 1 bị cáo63, năm 2012: 2 bị cáo64

và năm 2013: 3 bị cáo65).

Trên thực tế, ngay cả khi bản án, QĐST là có căn cứ và đúng pháp luật, thì bị cáo vẫn có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong những trường hợp nhất định thông qua việc kháng cáo. Nhiều trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo để sửa BAST theo hướng có lợi cho bị cáo mà khơng phải do bản án, QĐST có thiếu sót hoặc vi phạm. Đó là những trường hợp có phát sinh tình tiết giảm nhẹ mới đối với bị cáo trong giai đoạn XXPT, được xem xét và áp dụng theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn XXPT án hình sự cho thấy, kháng cáo của bị cáo cịn là cơ sở bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, mặc dù nội dung kháng cáo theo hướng có lợi của bị cáo không được chấp nhận. Thông qua kháng cáo của bị cáo, nhiều vụ án đã bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy BAST để điều tra, xét xử lại mà bản chất sẽ làm bất lợi, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị cáo như hủy BAST để xét xử lại theo tội danh, khung hình phạt nặng hơn hoặc điều tra, xét xử lại do bỏ lọt tội phạm đối với bị cáo có kháng cáo… Như đã trình bày, trong những trường hợp này, khơng vì thế mà cho rằng quyền lợi hợp pháp của bị cáo không được bảo đảm và hiệu quả của quyền kháng cáo không đạt được khi mà bản án, QĐST có thiếu sót vi phạm và mục đích của TTHS khơng đạt được.

Như vậy, những kết quả đạt được qua thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo trên thực tế trong thời gian quan có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Những kết quả đó khơng chỉ dừng lại ở việc khẳng định quyền kháng cáo của bị cáo là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà còn là sự thể hiện của nguyên tắc hai cấp xét xử, cũng như góp phần quan trọng để Tịa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

63 Thống kê số liệu kèm theo Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2011.

64

Thống kê số liệu kèm theo Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012.

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 66 - 69)