2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền kháng cáo
2.2.1. Về đối tượng kháng cáo
Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là một trong những quyền tố tụng của bị cáo được quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003. Cụ thể hóa quy định này, Điều 231 BLTTHS năm 2003 đã quy định bị cáo là một trong những chủ thể có quyền kháng cáo bản án, QĐST của Tòa án. Tuy nhiên, những quy định này chỉ dừng lại ở mức độ của việc ghi nhận kháng cáo là một trong những quyền tố tụng của bị cáo. Bởi vì, khơng phải bản án, QĐST nào của Tòa án cũng là đối tượng kháng cáo của bị cáo, khi pháp luật đã có sự phân định quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm với quyền khiếu nại, phát hiện vi phạm của bản án, QĐST đã có hiệu lực pháp luật để yêu cầu xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
BLTTHS năm 2003 khơng có Điều luật quy định riêng về đối tượng kháng cáo của bị cáo, mà đối tượng kháng cáo của bị cáo và của những người TGTT khác do luật định được thể hiện thông qua những quy định có liên quan: “Tịa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không
bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật…” (Điều 20) và “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”(Điều 230).
Theo quy định tại Điều 240 BLTTHS năm 2003, thì bản án, quyết định và những phần của bản án, QĐST của Tịa án khơng bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, đối tượng kháng cáo của bị cáo là bản án, QĐST của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật. Đây cũng là đối tượng kháng cáo của những người TGTT do luật định và là đối tượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKS. Mọi bản, QĐST của Tịa án được coi là chưa có hiệu lực pháp luật nếu bản án, QĐST đó cịn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
BLTTHS năm 2003 không thừa nhận thủ tục XXST đồng thời chung thẩm như trước đây, nên bị cáo có quyền kháng cáo bất cứ BAST nào chưa có hiệu lực pháp luật, về bất cứ tội danh gì cũng như bất cứ loại hình phạt đã tuyên. Nhưng đối với pháp luật TTHS ở một số nước, thì khơng phải BAST nào cũng được quyền kháng cáo. Theo BLTTHS của Cộng hịa Pháp, bị cáo chỉ có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án của Tịa tiểu hình (Điều 496), bản án của Tòa vi cảnh (Điều 547)52 còn đối với bản án của Tịa đại hình thì khơng ai được quyền kháng cáo53. Ở Hoa Kỳ, hệ thống các Tòa phúc thẩm liên bang được tổ chức thành mười hai khu vực. Các Tòa án khu vực này có thẩm quyền XXPT các vụ án hình sự do các Tịa án quận trong khu vực XXST. Đối với các vụ án hình sự, chủ thể có quyền kháng cáo gồm bị cáo (người bị kết án) và công tố viên, nhưng đối với bản án được tuyên vơ tội thì khơng ai có quyền kháng cáo, kể cả bị cáo54
. Tất nhiên, pháp luật của mỗi quốc gia luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như mơ hình tố tụng, điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống pháp luật… Nhưng với việc không hạn chế đối tượng kháng cáo là BAST, không những thể hiện được bản chất dân chủ, nhân đạo mà còn tạo điều kiện tối đa để hạn chế, phịng ngừa tình trạng oan, sai trong TTHS ở nước ta.
52 Website: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, tại địa chỉ:
http://tks.edu.vn/law/detail/1281_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-cong-hoa-Phap.html; truy cập ngày 20/04/2014.
53
Do người Pháp quan niệm bản án của Tịa đại hình được xét xử bởi Bồi thẩm đồn, khơng những thể hiện ý chí của cơng chúng mà cịn vì vụ án trước đó đã được xem xét bởi Ủy ban tư pháp (Tòa buộc tội) của Tòa phúc thẩm trước khi đưa ra xét xử theo luật định, nên không cần thiết sử dụng phương thức kháng cáo.
54 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Thơng tin khoa học Kiểm sát: Chun đề Mơ hình tố tụng hình sự một
Trong TTHS Việt Nam, XXST vụ án hình sự là giai đoạn của TTHS trong đó Tịa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật55. Do đó, QĐST là một thuật ngữ pháp lý bao gồm những quyết định tố tụng khác nhau, được Tòa án ban hành trong giai đoạn XXST vụ án hình sự. Đó có thể là quyết định tố tụng của Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hoặc của HĐXX, chẳng hạn như các quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch; chuyển vụ án; khởi tố vụ án…
Khác với BAST, không phải QĐST nào cũng là đối tượng kháng cáo của bị cáo. Pháp luật TTHS Việt Nam quy định quyền kháng cáo cho bị cáo không ngồi mục đích để họ được quyền bày tỏ thái độ của mình đối với bản án, QĐST của Tịa án và yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại xét lại QĐST nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người mà mình có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Các QĐST là đối tượng kháng cáo của bị cáo trước hết phải là các quyết định tố tụng có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong vụ án hình sự, đồng thời các quyết định tố tụng này không thuộc đối tượng khiếu nại của bị cáo trong TTHS. Bởi theo quy định của Điều 325, Điều 331 BLTTHS năm 2003 thì các quyết định tố tụng của Tòa án trước khi mở phiên tòa còn là đối tượng khiếu nại của bị cáo. Vì vậy, những QĐST nào của Tịa án là đối tượng kháng cáo của bị cáo phải do pháp luật TTHS quy định.
Khoản 2 Điều 239 BLTTHS năm 2003 quy định: “Quyết định tạm đình chỉ
hoặc đình chỉ vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo…”. Căn cứ vào
quy định này, có nhiều quan điểm cho rằng những chủ thể có quyền kháng cáo chỉ được quyền kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ vụ án của Tịa án56. Điều đó cũng đồng nghĩa những quan điểm này coi đối tượng kháng cáo là các QĐST của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật chỉ bao gồm quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án. Trong khi đó, liên quan đến thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, khoản 2 Điều 316 BTTHS năm 2003 quy định: “Việc kháng
55 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd 1, tr.343.
56
Điển hình: Tại trang 406 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Đại học Huế (NXB Công an nhân dân, năm 2006); trang 47 sách chuyên khảo “Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm” do Dương Thanh Biểu chủ biên (NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2008) và trang 418 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2010) đều khẳng định những người có quyền kháng cáo chỉ được quyền kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm.
nghị hoặc kháng cáo đối với quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được tiến hành như đối với bản án sơ thẩm”. Liên quan đến vấn đề
này, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ theo BLTTHS năm 1988 cũng khơng có sự giải đáp một cách rõ ràng khi khẳng định: “Chỉ có quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án mới có
thể bị kháng cáo (trừ quyết định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì việc kháng cáo hoặc kháng nghị đối với quyết định này được tiến hành như đối với bản án sơ thẩm)”.
Tác giả luận văn cho rằng, BLTTHS năm 2003 quy định việc kháng cáo được tiến hành như đối với BAST, nhưng quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh vẫn là quyết định tố tụng, chứ không phải là bản án. Do đó, với tư cách là chủ thể có quyền kháng cáo, bị cáo cũng có quyền kháng cáo đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh chưa có hiệu lực pháp luật.