Về thủ tục kháng cáo

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 51)

2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền kháng cáo

2.2.3. Về thủ tục kháng cáo

Bất cứ chủ thể nào khi thực hiền quyền tố tụng mà pháp luật quy định cũng đều có nghĩa vụ tuân thủ đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, kể cả quyền kháng cáo của bị cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTHS năm 2003, khi kháng cáo, bị cáo phải làm đơn gửi đến Tòa án đã XXST hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Bị cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tịa án đã XXST về việc kháng cáo và Tịa án có trách nhiệm lập biên bản kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Đối với phương thức kháng cáo bằng đơn, thực tiễn tố tụng cho thấy đây là hình thức kháng cáo được những chủ thể có quyền kháng cáo, trong đó có bị cáo thực hiện chủ yếu. Tính chất phổ biến của hình thức kháng cáo này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản vẫn là ở sự thuận tiện, chủ động thực hiện việc kháng cáo của chủ thể có quyền kháng cáo. Với đơn kháng cáo, bị cáo có thể gửi cho Tịa án qua bưu điện mà không bắt buộc phải nộp trực tiếp. Đối với cơ quan và người THTT, đơn kháng cáo có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Bởi vì, thơng qua đơn kháng cáo, có thể xác định được chủ thể có quyền kháng cáo, giới hạn của việc kháng cáo, nội dung kháng cáo và thời hạn kháng cáo.

Để bảo đảm tính hợp pháp của kháng cáo ngay từ đầu, khi bị cáo thực hiện việc kháng cáo theo thủ tục luật định, Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm nhận và xử lý kháng cáo. Theo tiểu mục 3.1 mục 3 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005, sau khi nhận được đơn kháng cáo của bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ nhận đơn và kiểm tra xem người làm đơn kháng cáo có phải là bị cáo hay khơng, nội dung đơn kháng cáo của bị cáo có thuộc giới hạn của việc kháng cáo và đơn kháng cáo của bị cáo có được làm trong thời hạn kháng cáo hay không. Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được đơn kháng cáo của bị cáo và các tài liệu chứng cứ kèm theo nếu có, thì Tịa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm. Về nguyên tắc, nếu đơn kháng cáo của bị cáo bảo đảm đầy đủ các điều kiện theo quy định của BLTTHS năm 2003 và các văn bản pháp luật TTHS có liên quan, thì Tịa án cấp sơ thẩm tiến hành thông báo bằng văn bản về việc kháng cáo cho VKS cùng cấp và những người TGTT theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đơn kháng cáo của bị cáo cũng bảo đảm đầy đủ các điều kiện luật định. Trong trường hợp đơn kháng cáo của bị cáo làm trong thời hạn luật định nhưng nội dung chưa cụ thể, chưa rõ ràng thì Tịa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho bị cáo để thể hiện nội dung kháng cáo cho cụ thể, rõ ràng theo quy định của pháp luật. Trường hợp đơn kháng cáo của bị cáo có nội dung khơng thuộc giới hạn của việc kháng cáo, thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án cấp sơ thẩm phải trả lại đơn cho bị cáo và thông báo bằng văn bản lý do trả lại đơn. Trường hợp nội dung đơn của bị cáo thuộc giới hạn của việc kháng cáo nhưng quá thời hạn luật định, thì Tịa án cấp sơ thẩm lập hồ sơ kháng cáo quá hạn và gửi đơn kháng cáo cùng các giấy tờ, tài liệu kèm theo chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn nếu có, để Tòa án cấp phúc thẩm xét kháng cáo quá hạn.

Đối với phương thức kháng cáo bằng cách trình bày trực tiếp với Tịa án đã XXST về việc kháng cáo, tiểu mục 3.1 mục 3 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005 đã hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền kháng cáo của những chủ thể có quyền kháng cáo, trong đó có bị cáo khi thực hiện việc kháng cáo theo phương thức trình bày trực tiếp với Tòa án đã XXST về việc kháng cáo. Khi bị cáo đến Tịa án cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì Chánh án Tịa án cử một Thẩm phán hoặc một cán bộ của Tòa án tiếp và giải quyết. Nếu bị cáo biết chữ và viết được thì hướng dẫn bị cáo tự viết đơn. Nếu bị cáo muốn trình bày trực tiếp thì lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định59

. Trong trường hợp bị cáo đến Tịa án cấp phúc thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì Tịa án cấp phúc thẩm giải thích cho bị cáo biết là bị cáo chỉ có quyền trình bày việc kháng cáo với Tịa án cấp sơ thẩm.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức kháng cáo bằng cách trình bày trực tiếp với Tòa án đã XXST về việc kháng cáo của bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của BLTTHS không thể thực hiện được trên thực tế, mà nguyên nhân do quy định của pháp luật chưa rõ ràng. Đoạn 2 khoản 1 của Điều 233 BLTTHS năm 2003 với tư cách là một quy phạm pháp luật quy định kháng cáo bằng cách trình bày trực tiếp với Tòa án đã XXST về việc kháng cáo, nhưng không quy định thủ tục, cách thức bị cáo đang bị tạm giam trình bày việc kháng cáo với Tòa án đã XXST như thế nào. Trên thực tế, việc bảo đảm quyền kháng cáo cho bị cáo đang bị tạm giam của Trại tạm giam, Nhà Tạm giữ, Trại giam chỉ dừng lại ở mức độ tiếp nhận đơn kháng cáo và xác nhận ngày kháng cáo để Tịa án có căn cứ xác định ngày kháng cáo, thời hạn kháng cáo theo quy định tại tiểu mục 4.2 mục 4 Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005.

Việc pháp luật quy định chưa cụ thể về phương thức kháng cáo bằng cách trình bày trực tiếp với Tịa án đã XXST về việc kháng cáo của bị cáo đang bị tạm giam, đã làm cho quy định của pháp luật TTHS về vấn đề này thiếu tính khả thi. Song có thể thấy, trong điều kiện đang bị tạm giam, việc bảo đảm cho bị cáo trình bày trực tiếp việc kháng cáo với Tòa án đã XXST là vấn đề khơng đơn giản, có liên quan đến trách nhiệm của cơ quan hoặc người có thẩm quyền và phải cân nhắc với

59 Cụ thể hóa quy định này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành mẫu biên bản về việc kháng cáo kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

thủ tục, nguyên tắc chung của TTHS. Nhưng nếu không ghi nhận và bảo đảm cho bị cáo đang bị tạm giam quyền được kháng cáo bằng phương thức trình bày trực tiếp việc kháng cáo, thì mặc nhiên thừa nhận sự khơng bình đẳng trong việc lựa chọn phương thức kháng cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa bị cáo đang bị tạm giam với bị cáo khơng bị tạm giam và những chủ thể có quyền kháng cáo khác. Vì vậy BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)