Theo quy định tại Điều 246 BLTTHS năm 2003, trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tịa phúc thẩm, VKS có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa
án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới.
Quyên bổ sung tài liệu, đồ vật tại Tòa án cấp phúc thẩm là sự cụ thể hóa của quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 và là một trong những biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng trước Tịa án. Tài liệu, đồ vật là một trong những nguồn chứng cứ được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 64 BLTTHS năm 2003. Khi bị cáo có kháng cáo bổ sung tài liệu, đồ vật, thì Tịa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Tài liệu, đồ vật do bị cáo có kháng cáo bổ sung được sử dụng làm chứng cứ mới, nếu nó có giá trị chứng minh có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và chưa được các cơ quan THTT sử dụng làm chứng cứ để giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm.
Khi Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, cũng có nghĩa là các cơ quan, người THTT đã thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải lúc nào việc xét xử cũng đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Thực tiễn xét xử đã cho thấy, tình trạng BAST kết án sai tội danh, áp dụng hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ so với bị cáo, thậm chí xử oan người vơ tội vẫn cịn xảy ra. Sau XXST, vì có những chứng cứ mới được bổ sung nên Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử lại vụ án đúng pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc đánh giá chứng cứ phải được thực hiện công khai. Chứng cứ cũ và chứng cứ mới luôn được đánh giá một cách khách quan, tồn diện, khơng được coi trọng chứng cứ cũ mà xem nhẹ chứng cứ mới và ngược lại.
Vì vậy, bảo đảm quyền bổ sung tài liệu, đồ vật đối với bị cáo có kháng cáo không những giúp bị cáo thực hiện tối đa khả năng bảo vệ nội dung kháng cáo của mình mà cịn giúp cho việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm khách quan và đúng pháp luật.