Về bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 58)

2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền kháng cáo

2.2.5. Về bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo

Một trong những điều kiện để kháng cáo được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, địi hỏi nội dung, u cầu kháng cáo phải có căn cứ và hợp pháp. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện việc kháng cáo, thì những chủ thể có quyền kháng cáo ln có sự cân nhắc, tính tốn về tính có căn cứ và hợp pháp của nội dung, yêu cầu kháng cáo. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự cân nhắc, tính tốn của những chủ thể có quyền kháng cáo cũng đáp ứng được địi hỏi đó.

Pháp luật TTHS nước ta đã quy định cho những người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo với những điều kiện nhất định, để họ có thể hồn thiện nội dung kháng cáo hoặc khơng tiếp tục u cầu Tịa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung, yêu cầu kháng cáo, thể hiện quyền tự định đoạt về quyền lợi của mình. Đây không phải là quyền tố tụng độc lập với quyền kháng cáo, mà thuộc nội dung pháp lý của quyền kháng cáo. Bởi vì, việc bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo chỉ được thực hiện khi đã có kháng cáo của những người có quyền kháng cáo và về bản chất, đó vẫn là quyền u cầu hoặc khơng u cầu Tịa án có thẩm quyền xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm.

Theo Điều 238 BLTTHS năm 2003, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tịa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo. Trong trường hợp rút tồn bộ kháng cáo tại phiên tịa thì việc XXPT phải được đình

chỉ. BAST có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc XXPT. Từ quy định này cho thấy, việc bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo tuy là quyền của người kháng cáo nhưng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định, tức là phải bảo đảm tính hợp pháp và Tịa án có trách nhiệm xem xét tính hợp pháp đó.

BLTTHS năm 2003 khơng quy định quyền bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo của người kháng cáo theo tư cách tố tụng, mà tất cả những chủ thể có quyền kháng cáo, trong đó có bị cáo có kháng cáo đều có quyền bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo sau khi đã kháng cáo theo quy định tại Điều 238 BLTTHS và hướng dẫn thi hành của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005. Vì vậy, việc bổ sung, thay đổi kháng cáo không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là vấn đề có tính ngun tắc của TTHS nước ta và là đòi hỏi mà người kháng cáo phải tuân thủ, kể cả bị cáo có kháng cáo đối với tình trạng của mình.

Theo tiết a tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005, trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 234 BLTTHS năm 2003, thì người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo theo hướng có lợi hoặc khơng có lợi cho bị cáo. Trong trường hợp người kháng cáo đã rút một phần hoặc tồn bộ kháng cáo nhưng sau đó có kháng cáo lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, thì vẫn được chấp nhận để XXPT theo thủ tục chung. Trước hết, quy định này đã khắc phục được những hạn chế của Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988 khi đã có sự phân biệt việc bổ sung, thay đổi kháng cáo trong trường hợp còn trong thời hạn kháng cáo và đã hết thời hạn kháng cáo. Bởi vì, trong thời hạn kháng cáo, quyền kháng cáo của những người có quyền kháng cáo vẫn cịn, thì khơng thể có lý do gì để hạn chế nội dung kháng cáo được bổ sung, thay đổi hoặc không chấp nhận việc kháng cáo lại sau khi đã rút kháng cáo, nếu nội dung bổ sung, thay đổi hoặc kháng cáo lại đó vẫn thuộc giới hạn của việc kháng cáo.

Tuy nhiên, tiết a tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 có điểm chưa hợp lý khi quy định người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng có lợi hoặc khơng có lợi cho bị cáo, trong khi thuật ngữ “người kháng cáo” cịn bao gồm bị cáo có kháng cáo cũng như người đại diện theo pháp luật, người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất đã kháng cáo. Xét về giới hạn của việc

kháng cáo và mục đích pháp luật quy định quyền kháng cáo cho bị cáo thì bị cáo khơng có quyền kháng cáo theo hướng bất lợi cho mình hoặc kháng cáo để bảo vệ hay làm bất lợi cho bị cáo khác. Do đó, sẽ là hợp lý nếu cụm từ “theo hướng có lợi

hoặc khơng có lợi cho bị cáo” tại tiết a tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số

05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 được thay bằng “theo giới hạn của việc kháng

cáo mà pháp luật đã quy định”.

Theo tiết b tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005, trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 234 BLTTHS năm 2003, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Pháp luật quy định việc bổ sung, thay đổi kháng cáo được thực hiện tại phiên tòa phúc thẩm, nhưng khơng vì thế mà cho rằng người kháng cáo được quyền thực hiện bất cứ lúc nào. Theo quy định tại mục 2 phần VI Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988 và được áp dụng trên thực tế đến nay, thì người kháng cáo chỉ được quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo đến trước khi HĐXX phúc thẩm nghị án.

Việc bổ sung, thay đổi kháng cáo của những người kháng cáo được coi là không hợp pháp nếu nội dung kháng cáo được bổ sung, thay đổi làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Trước đây, theo mục 2 phần VI Thông tư liên tịch số 01- TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988, làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị Tòa án cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn hoặc tăng mức bồi thường so với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Đến nay, quy định này không còn bao quát hết những trường hợp làm xấu hơn tình trạng của bị cáo trên thực tế, mà nguyên nhân của nó có liên quan đến việc BLTTHS năm 2003 đã quy định thêm thẩm quyền sửa BAST của Tòa án cấp phúc thẩm so với BLTTHS năm 1988. Vì vậy, ngồi những trường hợp đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988, thực tiễn tố tụng còn coi việc bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng: không cho bị cáo được hưởng án treo đối với bị cáo được Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, áp dụng thêm hình phạt bổ sung, áp dụng thêm biện pháp tư pháp so với bản án hoặc QĐST là làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Đến nay, chưa có giải thích chính thống về lý do pháp luật quy định người kháng cáo không được quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Khi

bàn về vấn đề này, cũng có quan điểm cho rằng không nên giới hạn phạm vi bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo vì luật đã cho phép người kháng cáo có quyền này và Tịa án cấp phúc thẩm cần cần xem xét toàn diện nội dung vụ án, nên việc thay đổi dù nằm ngoài yêu cầu kháng cáo ban đầu và bất lợi cho bị cáo thì vẫn nên giải quyết. Bởi lẽ, bản án phúc thẩm là kết quả của quá trình xét hỏi, tranh luận, nhận định nên không phải mọi thay đổi đều được chấp nhận. Tuy nhiên, đa số ý kiến đều cho rằng việc pháp luật quy định cho người kháng cáo được quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là cần thiết để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo61. Tác giả luận văn đồng ý với quan điểm này, bởi vì bản chất của việc bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo do người có quyền và lợi ích đối lập với bị cáo thực hiện là hoạt động buộc tội, nên cần phải có hoạt động bào chữa để bảo đảm sự khách quan, tôn trọng quyền con người của bị cáo. Đối với bị cáo có kháng cáo, việc bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng làm xấu hơn tình trạng của chính mình là khơng thực tế, trái với mục đích và giới hạn của việc kháng cáo mà pháp luật đã quy định. Đồng thời, theo quy định của pháp luật, Tịa án cấp phúc thẩm khơng buộc phải xem xét toàn diện nội dung vụ án trong mọi trường hợp như Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 284 BLTTHS năm 2003) mà chỉ xem xét các phần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị khi xét thấy cần thiết (Điều 241 BLTTHS năm 2003). Về thực tiễn, khi nội dung kháng cáo được bổ sung, thay đổi theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo ở thời điểm đã hết thời hạn kháng cáo thì dù ít nhiều, vẫn làm hạn chế đến thời gian, điều kiện chuẩn bị bào chữa và đặc biệt tại phiên tòa, nếu người kháng cáo thay đổi nội dung kháng cáo theo hướng yêu cầu áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn có liên quan đến khung hình phạt tử hình, thì khơng thể đáp ứng được yêu cầu phải có người bào chữa theo luật định.

Khác với việc bổ sung, thay đổi kháng cáo thì việc rút kháng cáo của người kháng cáo không bị ràng buộc bởi nguyên tắc có lợi hay làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Do đó, bị cáo đã kháng cáo có quyền rút một phần hay tồn bộ kháng cáo trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Điều 238 BLTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp rút tồn bộ kháng cáo tại phiên tịa, thì việc XXPT phải được

61 Website: Chuyên trang luật hình sự, tố tụng hình sự, tại địa chỉ:

http://luathinhsu.wordpress.com/2012/03/22/thay-doi-yeu-cau-khang-cao-theo-huong-nao/; truy cập ngày 20/02/2014.

đình chỉ nhưng khơng quy định cách giải quyết của Tòa án trong trường hợp kháng cáo được rút tồn bộ trước khi bắt đầu phiên tịa. Tuy nhiên, vấn đề này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005. Theo tiết a tiểu mục 7.2 mục 7 của Nghị quyết này, thì việc bị cáo rút toàn bộ kháng cáo trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa cũng đều dẫn tới kết quả Tịa án cấp phúc thẩm phải đình chỉ việc XXPT. Việc ra quyết định đình chỉ XXPT trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thực hiện, còn tại phiên tòa do HĐXX thực hiện.

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, chỉ có việc rút tồn bộ kháng cáo mới dẫn đến kết quả đình chỉ việc XXPT, nên trong trường hợp bị cáo rút một phần kháng cáo thì về ngun tắc chung, Tịa án cấp phúc thẩm vẫn phải xét xử vụ án đối với phần kháng cáo còn lại của bị cáo, nhưng về thủ tục có sự khác nhau, tùy thuộc và việc rút một phần kháng cáo được thực hiện trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa phúc thẩm. Theo hướng dẫn tại tiết b tiểu mục 7.2 mục 7 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005, trong trường hợp bị cáo rút một phần kháng cáo trước khi mở phiên tịa thì việc rút kháng cáo phải lập thành văn bản. Nếu bị cáo trực tiếp đến Tịa án rút kháng cáo thì Tịa án cấp phúc thẩm phải yêu cầu bị cáo làm văn bản hoặc lập biên bản về việc rút kháng cáo theo quy định tại Điều 95 BLTTHS. Văn bản rút kháng cáo hoặc biên bản về việc rút kháng cáo của bị cáo phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp bị cáo rút một phần kháng cáo tại phiên tịa thì việc rút kháng cáo đó phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Đối với phần kháng cáo dù đã bị rút trước hay tại phiên tịa, thì Tịa án cấp phúc thẩm vẫn có quyền xem xét để giải quyết theo hướng có lợi cho bị cáo khi xét thấy cần thiết hoặc khi có căn cứ. Nếu Tịa án cấp phúc thẩm khơng xem xét thì những phần kháng cáo đã bị rút có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo.

2.3. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)