2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền kháng cáo
2.2.2. Về giới hạn của việc kháng cáo
Theo Từ điển Tiếng Việt, giới hạn là “mức không thể vượt qua”57
. Giới hạn của việc kháng cáo có thể được hiểu là phạm vi kháng cáo mà pháp luật cho phép những chủ thể có quyền kháng cáo được thực hiện58. Giới hạn kháng cáo được pháp luật quy định cho mỗi chủ thể có quyền kháng cáo, tùy thuộc vào địa vị pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia TTHS.
Điều 231 BLTTHS năm 2003 và tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 quy định bị cáo có quyền kháng cáo tồn bộ bản án hoặc QĐST. Việc quy định giới hạn kháng cáo như vậy đối với bị cáo không những thể hiện bản chất nhân đạo mà còn tạo điều kiện để bị cáo bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi trong giai đoạn xét xử, bị cáo mang địa vị pháp lý của người bị buộc tội, bị đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, đó là hình phạt. Mọi phán quyết về vụ án, đều có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của bị cáo, khơng những về trách nhiệm hình sự mà có thể cả trách nhiệm pháp lý khác. Từ đó, những sai lầm của BAST khơng chỉ dừng lại ở vấn đề có tội hay khơng có tội mà cịn là việc áp dụng hình phạt có tương xứng với hành vi phạm tội hay không, việc tuyên buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đến vấn đề xử lý vật
57 Thái Xuân Đệ, tlđd 2, tr.327.
58
chứng có đúng pháp luật hay khơng, ln có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Kháng cáo toàn bộ bản án hoặc QĐST để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tức là bị cáo có quyền kháng cáo về bất cứ phần nào của bản án hoặc QĐST có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ như: kháng cáo về tội danh, phần hình phạt, biện pháp tư pháp với nội dung kháng cáo thể hiện các yêu cầu (hướng) kháng cáo như: thay đổi tội danh nhẹ hơn, xin giảm hình phạt, áp dụng loại hình phạt nhẹ hơn, xin hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại, minh oan…Do đó, giới hạn kháng cáo của bị cáo có phạm vi rất rộng, thậm chí bị cáo có quyền kháng cáo cả phần nhận định của BAST đã tuyên bị cáo không phạm tội. Đây là trường hợp bị cáo kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa lại phần nhận định của bản án cho đúng với sự thật khách quan của vụ án. Ví dụ: bị cáo khơng thực hiện hành vi phạm tội, nhưng BAST nhận định hành vi của bị cáo chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, để làm căn cứ tuyên bố bị cáo không phạm tội...Quy định quyền kháng cáo của bị cáo trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng để khôi phục nhân phẩm, danh dự cho những người bị oan, thể hiện sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Giới hạn của việc kháng cáo của bị cáo khơng những là cơ sở để Tịa án cấp phúc thẩm xác định tính hợp pháp của kháng cáo, mà còn quyết định đến nội dung kháng cáo - một trong những cơ sở để Tòa án cấp phúc thẩm xác định phạm vi XXPT và thực hiện quyền hạn khi ra bản án hoặc QĐPT được quy định tại khoản 2 Điều 248, khoản 3 Điều 253 BLTTHS năm 2003. Theo Điều 241 BLTTHS năm 2003, Tịa án có quyền xem xét những phần của BAST không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chỉ trong trường hợp cần thiết, còn việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị là mang tính bắt buộc.