2.1. Khái quát quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo
2.1.1. Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo giai đoạn từ
tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1960
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Nhà nước ta đối diện với nhiều khó khăn nhưng hoạt động lập pháp nói chung, hoạt động lập pháp TTHS nói riêng vẫn được quan tâm. Trong lĩnh vực TTHS, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh về việc thiết lập các Tịa án qn sự. Theo đó, Tịa án quân sự có nhiệm vụ “xử
tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (Điều II). Bản án của Tịa án qn sự có hiệu lực pháp luật ngay, khơng ai có quyền kháng cáo, ngoại trừ bản án tun xử tử thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch chính phủ xin ân giảm (Điều III)26.
Thủ tục xét xử chung thẩm trong giai đoạn này còn được quy định cho Tòa án binh. Các Tòa án binh được thiết lập theo Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 về tổ chức Tòa án lâm thời, Sắc lệnh số 19/SL ngày 16/02/1947 về tổ chức Tịa án binh trong tồn cõi Việt Nam, Sắc lệnh số 45/SL ngày 25/4/1947 về đặt một Tòa án binh tối cao, Sắc lệnh số 59/SL ngày 05/01/1947 về đặt một Tòa án binh khu Trung ương. Việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án quân sự và Tòa án binh được quy định: “Trong một vụ phạm pháp có cả quân nhân cả thường dân, việc ấy sẽ do
Tòa án binh hoặc Tòa án quân sự xét xử tùy ý theo trường hợp và tính cách việc phạm pháp” (Điều 7 Sắc lệnh số 19/SL ngày 16/02/1947).27
Bên cạnh Tòa án quân sự và Tòa án binh, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật để thiết lập hệ thống Tòa án tư pháp. Điều 63 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Hiến pháp
26 Website: Cơ sở dữ liệu Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp, tại địa chỉ:
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=790; truy cập ngày 28/01/2014.
27
năm 1946) quy định cơ quan tư pháp gồm có: Tịa án tối cao, các Tịa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Tuy nhiên, mơ hình tổ chức Tịa án này đã khơng được thực hiện triệt để trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946, nhưng trước đó Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về tổ chức, thẩm quyền của một số cơ quan THTT, quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành và TGTT.
Theo Sắc Lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946, thì cơ cấu tổ chức của Tòa án tư pháp nước ta bao gồm: Ban tư pháp ở mỗi xã (Điều thứ 2); Tòa án sơ cấp đặt ở mỗi quận hay huyện, phủ, châu (Điều thứ 7); Tòa án đệ nhị cấp ở mỗi tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn (Điều thứ 12); Tòa Thượng thẩm Bắc kỳ ở Hà Nội, Trung kỳ ở Thuận Hóa (Huế) và Nam kỳ ở Sài Gịn (Điều thứ 35)28. Tiếp đó, ngày 17/4/1946, Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 51/SL về ấn định thẩm quyền của các Tịa án và phân cơng giữa các nhân viên trong Tòa án, đã quy định về thẩm quyền xét xử của các Tòa án.
Quyền kháng cáo của bị cáo lần đầu được quy định khái quát tại Điều thứ 34 Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946: “Tịa đại hình xử sơ thẩm. Ơng Biện lý, bị can
và ngun đơn có quyền chống án lên Tịa Thượng thẩm”29. Do tư cách tố tụng bị
can trong Sắc lệnh này bao hàm người bị xét xử nên khi nói quyền kháng cáo của bị can cũng chính là của bị cáo. Thơng qua việc ấn định thẩm quyền của Tòa án trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 cũng như Sắc lệnh số 112 ngày 28/6/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về bổ khuyết Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, thì quyền kháng cáo của bị cáo từng bước được quy định chi tiết hơn.
Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định: Ban Tư pháp xã có quyền hịa giải tất cả các việc hộ và thương mại do các đương sự muốn đem ra Ban Tư pháp xã (Điều 4). Về hình sự, Tịa án sơ cấp có quyền xử chung thẩm những vụ vi cảnh phạt tiền từ 0,5 đồng đến 9 đồng; những án xử bồi thường từ 150 đồng trở xuống do nguyên cáo bị thiệt hại trong vụ vi cảnh thỉnh cầu hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra phiên tòa xử; xử sơ thẩm những án phạt giam từ một đến năm ngày, những án bồi thường quá 150 đồng hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy mà
28, 29
Website: Cổng thơng tin điện tử chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại địa chỉ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=5&mode=detail &document_id=585; truy cập ngày 28/01/2014.
nguyên đơn thỉnh cầu trong đơn khiếu nại hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra phiên tòa xử (Điều thứ 5). Tòa đệ nhị cấp có quyền xử chung thẩm những án vi cảnh của Tòa án sơ cấp bị kháng cáo; xử sơ thẩm những việc tiểu hình và đại hình. Những việc tiểu hình là những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm hay phạt tiền trên 9 đồng (Điều thứ 10). Tịa Thượng thẩm có quyền xét xử những việc kháng cáo án sơ thẩm của các Tòa đệ nhị cấp và Phòng luận tội của Tòa Thượng thẩm xét xử kháng cáo những mệnh lệnh của Dự thẩm (Điều thứ 13). Biện lý và các đương sự trong đó có bị cáo, có quyền kháng cáo những mệnh lệnh của Dự thẩm (Điều thứ 24). Thông qua những quy định này, có thể khẳng định đối tượng kháng cáo là: (1) Án vi cảnh của Tòa án sơ cấp. (2) Án sơ thẩm của Tòa án đệ nhị cấp. (3) Mệnh lệnh của Dự thẩm. Tịa án có thẩm quyền xét xử án có kháng cáo là Tịa án cấp trên trực tiếp. Cũng theo quy định tại Điều thứ 24 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, mệnh lệnh của Dự thẩm là đối tượng kháng cáo bao gồm: Mệnh lệnh tạm giữ bị cáo và mệnh lệnh trong các trường hợp khác, ngoại trừ mệnh lệnh đưa ra tòa30.
Điều thứ nhất Sắc lệnh số 112 ngày 28/6/1946 quy định thủ tục, thời hạn kháng cáo của các chủ thể có quyền kháng cáo cơ bản là giống nhau. Theo đó, thời hạn kháng cáo án đương tịch của Tòa án sơ cấp hay đệ nhị cấp cho bị cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Nếu lúc tuyên án, bị cáo khơng có mặt tại tịa thì hạn trên sẽ kể từ ngày tống đạt án. Hạn kháng án khuyết tịch bất cứ trước Tòa án nào của bị cáo là 15 ngày, kể từ ngày tống đạt. Nếu khơng tống đạt được thì bị cáo mất quyền kháng án khuyết tịch. Tuy nhiên, bị cáo có quyền kháng cáo ngay mà khơng phải chờ hết hạn kháng án khuyết tịch. Hạn kháng cáo mệnh lệnh của Dự thẩm đối với bị cáo là 3 ngày kể từ ngày ra mệnh lệnh nếu bị cáo có mặt lúc Dự thẩm ra mệnh lệnh, nếu bị cáo khơng có mặt lúc ra mệnh lệnh thì hạn 3 ngày sẽ kể từ ngày tống đạt. Các hạn ngày đều khơng tính ngày tuyên án, ra mệnh lệnh hay tống đạt và khơng tính ngày ký đơn kháng án khuyết tịch hay kháng cáo. Nếu ngày cuối cùng của hạn là một ngày chủ nhật hay ngày lễ thì gia thêm hạn đến ngày các phòng giấy lại mở cửa. Về thủ tục kháng cáo hay kháng án khuyết tịch, bị cáo có thể thực hiện bằng một trong các cách thức: ký vào sổ của phòng lục sự; gửi giây thép hoặc gửi thư đến phòng lục sự; khai ngay vào giấy tống đạt31
.
30
Website: Cơ sở dữ liệu Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp, tại địa chỉ:
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=690; truy cập ngày 28/01/2014.
31
Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ác liệt trên phạm vi cả nước, nên ngày 01/01/1947, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 05-ĐB về tạm đình chỉ cơng việc xét xử của các Tòa Thượng thẩm. Ngày 12/4/1947, Bộ trưởng bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 44-ĐB về thiết lập ở mỗi khu hay trong nhiều khu một Hội đồng phúc án thay thế Tòa Thượng thẩm, xét xử những việc mà pháp luật quy định cho Tòa này trước đây. Ngày 22/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Trong đó đổi tên các Tịa án: Tòa án sơ cấp gọi là TAND huyện, Tòa án đệ nhị cấp gọi là TAND tỉnh, Hội đồng phúc án gọi là Tòa Phúc thẩm (Điều 1)32. Đến ngày 06/4/1952, Bộ tư pháp ban hành Nghị định số 32-NĐ quy định về thẩm quyền của TAND, trong đó xác định TAND huyện có thẩm quyền XXST hoặc XXST đồng thời là chung thẩm một số loại vụ án, TAND tỉnh XXST và XXPT đối với các vụ án mà TAND huyện đã XXST33. Tuy nhiên, tinh thần và nội dung của các quy định về quyền kháng cáo của bị cáo tại các Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, số 112/SL ngày 28/6/1946 tiếp tục được thực hiện đến trước năm 1960. Để bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, Thông tư số 22-HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ Tư pháp về trả lời một số điểm về quyền bào chữa đã quy định: sau phiên tòa xét xử và trong thời hạn chống án, người bào chữa được xin xem bản án và có thể chống án thay cho bị can nếu bị can yêu cầu hoặc được sự đồng ý của bị can34.
Có thể thấy, pháp luật TTHS trong giai đoạn này còn sơ khai, việc quy định các thủ tục xét xử chung thẩm cho Tòa án quân sự và Tịa án binh là để thích ứng hồn cảnh đất nước vẫn cịn thù trong giặc ngoài, kịp thời xử lý tội phạm, ổn định đời sống nhân dân và bảo vệ thành quả cách mạng vừa đạt được. Thủ tục xét xử chung thẩm vẫn được quy định cho Tòa án tư pháp, nhưng đối với phần lớn án hình sự thuộc thẩm quyền XXST của Tịa án tư pháp thì bị cáo và các đương sự vẫn có quyền kháng cáo. Điều này, bước đầu thể hiện tư tưởng tôn trọng quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng của quyền kháng cáo của Nhà nước dân chủ đầu tiên ở nước ta. Đáng ghi nhận, những vấn đề pháp lý cơ bản của quyền kháng cáo
32 Website: Cơ sở dữ liệu Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp, tại địa chỉ:
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=93; truy cập ngày 28/01/2014.
33
Viện kiểm sát nhân dân tối cao tlđd 18, tr.133.
34
nói chung và quyền kháng cáo của bị cáo nói riêng, như: đối tượng, thủ tục và thời hạn kháng cáo bắt đầu được quy định khá cụ thể.