Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là những văn bản TTHS, bởi nó là “cách trình bày bằng văn bản tài liệu sự việc diễn ra trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự”.62 Quyền được nhận các văn bản TTHS của những người TGTT, một mặt thể hiện tính minh bạch, khách quan về hoạt động tố tụng của các cơ quan và người THTT, mặt khác là để những người TGTT biết mình đang ở trong hồn cảnh nào của q trình giải quyết vụ án nhằm có sự chuẩn bị cho việc bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003, bị cáo có quyền được nhận bản án, quyết định của Tòa án. Cụ thể hóa quyền tố tụng này, Điều 229 BLTTHS năm 2003 và mục 5 phần IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004, thì bản án, quyết định của Tòa án phải được giao trực tiếp cho bị
62 Đại học Huế, tlđd 23, tr.16.
cáo. Đối với bị cáo bị xử vắng mặt trong trường hợp trốn tránh và việc truy nã khơng có kết quả hoặc đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tịa, nếu không giao trực tiếp bản án, quyết định cho họ được thì cùng với việc gửi bản án cho họ, Tịa án phải tiến hành niêm yết bản án tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có chứng nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn, nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của bị cáo và được lưu vào hồ sơ vụ án.
Được nhận bản án hoặc QĐST sơ thẩm của Tòa án, là một bảo đảm pháp lý quan trọng để bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thực hiện việc kháng cáo đúng thời hạn luật định, vì thời hạn kháng cáo của họ được tính từ ngày giao bản án hoặc QĐST. Đối với bị cáo có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, tuy họ được quyền kháng cáo ngay trong ngày tuyên án, nhưng việc nhận được bản án, QĐST của Tòa án mới tiến hành kháng cáo vẫn được thực hiện phổ biến trên thực tế. Bởi, bản án hoặc QĐST là văn bản tố tụng thể hiện quan điểm chính thức của cơ quan có chức năng xét xử về vụ án, là kết quả sau cùng của quá trình giải quyết vụ án hình sự ở cấp xét xử thứ nhất và có hiệu lực thi hành nếu không bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Nội dung của bản án hoặc QĐST là sự thể hiện đầy đủ những vấn đề pháp lý như: bị cáo có phạm tội hay khơng, nếu có thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS; những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo; việc chấp nhận hay không chấp nhận quan điểm buộc tội, quan điểm bào chữa; trách nhiệm pháp lý, cũng như quyền và nghĩa vụ của những người TGTT… Thông qua nghiên cứu bản án hoặc QĐST, bị cáo có điều kiện đánh giá tồn diện về tính có căn cứ pháp luật của bản án hoặc QĐST, sự khách quan của những người THTT trong quá trình giải quyết vụ án để quyết định việc kháng cáo.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 224 LTTHS năm 2003, phần cuối cùng của bản án ghi nhận quyền kháng cáo của những người có quyền kháng cáo, nên đối với bị cáo vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, dù khơng được giải thích về quyền kháng cáo, vẫn có thể nhận thức để thực hiện quyền kháng cáo của mình khi nhận được BAST.