Bào chữa là quyền tố tụng quan trọng được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003. Đây là sự cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định và nguyên tắc cơ
bản của TTHS được quy định tại Điều 11 BLTTHS năm 2003, nên quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa phúc thẩm vẫn thể hiện đầy đủ tính nguyên tắc và nội dung pháp lý, đó là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và các điều kiện bảo đảm thực hiện.
Tại phiên tòa phúc thẩm, quyền bào chữa của bị cáo có kháng cáo vẫn thể hiện đầy đủ bản chất nhân đạo của pháp luật TTHS Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003, tức là trong trường hợp bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà họ và người đại diện hợp pháp khơng mời người bào chữa, thì các cơ quan THTT phải u cầu Đồn luật sư phân cơng văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Đồng thời, các vấn đề về người bào chữa, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa vẫn được tôn trọng, thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS và những quy định của pháp luật có liên quan. Cũng giống như giai đoạn XXST, sự TGTT của người bào chữa trong giai đoạn XXPT nói chung và tại phiên tịa phúc thẩm nói riêng thể hiện sự tập trung nhất về quyền bào chữa. Bởi vì trong giai đoạn khởi tố và điều tra, không phải trường hợp nào người bào chữa cũng được TGTT, mà khi cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa TGTT từ khi kết thúc điều tra hoặc ở giai đoạn giám đốc thẩm, người bào chữa chỉ được tham gia phiên tòa khi Tòa án xét thấy cần thiết như quy định tại khoản 1 Điều 58, Điều 280 BLTTHS năm 2003.
Tại phiên tòa phúc thẩm, việc tự bào chữa của bị cáo có kháng cáo và hoạt động bào chữa của người bào chữa luôn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ nội dung kháng cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo có kháng cáo. Vì sau đó, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra bản án hoặc quyết định mang tính chung thẩm có hiệu lực pháp luật ngay. Chính vì vậy, tại phiên tịa phúc thẩm, bị cáo có kháng cáo và người bào chữa cho bị cáo có kháng cáo được quyền sử dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định như: tham gia phiên tòa; đề nghị thay đổi người THTT; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; tranh luận tại phiên tòa… để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo có kháng cáo.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Ngay sau khi giành được chính quyền, nhà nước ta mặc dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng hoạt động lập pháp vẫn được quan tâm. Trong hoạt động lập pháp TTHS, bên cạnh việc quy định bộ máy các cơ quan thực thi pháp luật, các nguyên tắc và những vấn đề cơ bản của TTHS, thì quyền kháng cáo đã sớm được ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền kháng cáo của bị cáo lần đầu được quy định khái quát trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 và đến trước năm 1960, thì các vấn đề pháp lý cơ bản về quyền kháng cáo của bị cáo như đối tượng, thủ tục, thời hạn kháng cáo đã được quy định khá cụ thể trong các Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, số 112 ngày 28/6/1946 và Thông tư số 22-HCTP ngày 18/12/1957.
Năm 1960, Luật Tổ chức TAND đầu tiên ra đời, nguyên tác hai cấp xét xử chính thức được ghi nhận, cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án cũng như thẩm quyền XXPT được quy định rõ ràng hơn. Trên cơ sở đó, những vấn đề chung về phúc thẩm hình sự, trong đó có quyền kháng cáo của bị cáo được TANDTC quy định cụ thể tại Thông tư số 03-NCPL ngày 19/5/1967 về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự, sau đó tiếp tục được thay thế bằng Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thông tư số 19-TATC ngày 02/10/1974. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức TAND năm 1981 ra đời tiếp tục kế thừa phần lớn những nguyên tắc tố tụng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, thẩm quyền phúc thẩm trong TTHS của Tịa án được ghi nhận trước đó, quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành năm 1974 vẫn được áp dụng cho đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988.
BLTTHS năm 1988 với tư cách là BLTTHS đầu tiên của nước ta, đã pháp điển hóa một cách có hệ thống, tồn diện các vấn đề của TTHS, trong đó có quy định về quyền kháng cáo của bị cáo. Các vấn đề pháp lý cơ bản về quyền kháng cáo của bị cáo được quy định rõ ràng và tập trung so với quy định của pháp luật giai đoạn trước đó và có sự bổ sung, thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. BLTTHS năm 1988 không thừa nhận việc kháng cáo miệng tại phiên tòa sau khi tuyên án. Bị cáo chỉ được quyền kháng cáo bằng cách gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xử sơ thẩm hay Tòa án cấp phúc thẩm hoặc trình bày trực tiếp việc kháng cáo với Tịa án đã XXST. Vấn đề chống án vắng mặt (kháng án khuyết tịch) khơng cịn đặt ra trong BLTTHS năm 1988, bị cáo phải thực hiện việc kháng cáo trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày nhận được bản sao bản án hoặc từ ngày bản sao bản án được niêm yết nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tòa. Bên cạnh giữ nguyên quyền rút kháng cáo, BLTTHS năm 1988 còn quy định bị cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Khác với quy định của pháp luật TTHS trước đó, BLTTHS năm 1988 khơng quy định cho bị cáo được ủy quyền cho người khác kháng cáo thay, kể cả người bào chữa.
BLTTHS năm 2003 cơ bản kế thừa hầu hết những quy định của BLTTHS năm 1988 về quyền kháng cáo của bị cáo. Sự bổ sung, thay đổi các quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo chủ yếu thể hiện ở kỹ thuật lập pháp. Tuy vậy, BLTTHS năm 2003 có bước phát triển rất quan trọng để bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo và thực hiện chế độ hai cấp xét xử một cách triệt để khi xóa bỏ quy định về thủ tục XXST đồng thời chung thẩm. Quy định của BLTTHS năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền kháng cáo và bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo là những cơ sở pháp lý quan trọng để bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Song, từ góc độ pháp luật thực định thì quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý cần được hoàn thiện.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ