2.1. Khái quát quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo
2.1.3. Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo từ khi ban hành
Tố tụng hình sự năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Ngày 28/6/1988, BLTTHS đầu tiên của nước ta được Quốc hội thơng qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/1989 và sau đó đã trải qua ba lần sửa đổi bổ sung vào các ngày 30/6/1990, 22/12/1992, 09/6/2000. Vào thời điểm BLTTHS năm 1988 được ban hành, thì Luật tổ chức TAND năm 1981 và Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 1985 đang còn hiệu lực. Tuy BLTTHS năm 1988 và các văn bản pháp luật này không tiếp tục ghi nhận nguyên tắc hai cấp xét xử đã được quy định trong Luật tổ chức TAND năm 1960 - một nguyên tắc chủ yếu có liên quan đến quyền kháng cáo của bị cáo, nhưng thông qua các quy định của pháp luật về hệ thống tổ chức, thẩm quyền phúc thẩm của Tòa án và quyền kháng cáo, kháng nghị thì nội dung và tinh thần của nguyên tắc đó vẫn thể hiện đầy đủ.
Qua nghiên cứu pháp luật TTHS trong giai đoạn này, nhận thấy BLTTHS năm 1988 đã có sự kế thừa hợp lý pháp luật TTHS trước đó, để quy định về quyền kháng cáo của bị cáo tương đối đầy đủ và có hệ thống hơn, thể hiện ở những điểm sau:
BLTTHS năm 1988 không những quy định bị cáo là một trong những chủ thể có quyền kháng cáo (Điều 205), mà cịn quy định những vấn đề pháp lý cơ bản mà bị cáo với tư cách là chủ thể có quyền kháng cáo phải tuân thủ khi thực hiện việc kháng cáo như: đối tượng, giới hạn của việc kháng cáo (Điều 205); thủ tục kháng cáo (Điều 207); thời hạn kháng cáo (Điều 208); kháng cáo quá hạn (Điều 209); bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo (Điều 212) và kháng cáo những quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm (Điều 213). Ngồi ra, vấn đề quyền kháng cáo của bị cáo, bước đầu đã được giải thích hướng dẫn thi hành tại Thông tư liên tịch số 01- TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988 hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS năm 1988 (Thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT ngày 08/12/1988).
So với quy định của pháp luật TTHS từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988, những vấn đề pháp lý cơ bản về quyền kháng cáo của bị cáo được BLTTHS năm 1988 quy định rõ hơn và có sự thay đổi phù hợp với điều kiện chính trị, xã hội. Cụ thể:
Về thủ tục kháng cáo: BLTTHS năm 1988 không thừa nhận việc kháng cáo
miệng tại phiên tòa sau khi Tòa tuyên án. Bị cáo chỉ được quyền kháng cáo bằng cách gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tịa án cấp phúc thẩm hay trình bày trực tiếp việc kháng cáo tại Tòa án đã xử sơ thẩm (Điều 207).
Về thời hạn kháng cáo: Vấn đề chống án vắng mặt (kháng án khuyết tịch)
khơng cịn đặt ra trong BLTTHS năm 1988, nên bị cáo phải thực hiện việc kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày nhận được bản sao bản án hoặc từ ngày bản sao bản án được niêm yết nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tòa (Điều 208).
Về bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo: Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc
thẩm hình sự ban hành kèm theo Thông tư số 19-TATC ngày 02/10/1974 chỉ quy định việc rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Nhằm bảo đảm tối đa quyền tự do kháng cáo, BLTTHS năm 1988 không những tiếp tục quy định quyền rút kháng cáo mà còn quy định thêm quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo. Theo đó, sau khi kháng cáo, bị cáo có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo