Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 94 - 121)

Nhiệm vụ của kế hoạch này là trên cơ sở của thành tựu khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.

Trong kế hoạch này các biện pháp hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất đƣợc tích hợp trong các chỉ tiêu kinh tế và trong các định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở của các định mức này ngƣời ta xác định các chỉ tiêu của kế hoạch. Mức độ phát triển kỹ thuật các tổ chức của nhà máy càng cao thì các định mức và kế hoạch càng tiên tiến.

Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất là kế hoạch tổng hợp, nó gồm nhiều kế hoạch thành phần, chúng phản ánh các hƣớng hoàn thiện hoạt động tổ chức và kỹ thuật. Các kế hoạch đó là:

- Kế hoạch hoàn thiện (nâng cao) chất lƣợng sản phẩm;

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất; - Kế hoạch tổ chức lao động;

- Kế hoạch tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu và năng lƣợng; - Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ;

- Kế hoạch đại tu các thiết bị và nhà xƣởng; - Kế hoạch nghiên cứu khoa học;

- Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất.

4.1.4 Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật.

Kế hoạch cung ứng vật tƣ - kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho sản xuất vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm, dụng cụ, nhiên liệu và các vật tƣ khác. Chúng đƣợc tính không chỉ đủ dùng cho sản xuất mà còn phải dùng cho sửa chữa, cho ứng dụng kỹ thuật mới, cho thí nghiệm và xây dựng cơ bản…Kế hoạch này đƣợc xây dựng cho 1 năm và đƣợc chia ra hai giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất: Trong giai đoạn này xác định nhu cầu tất cả các chủng loại vật liệu và bán thành phẩm để hoàn thành công việc trong 1 năm và viết đơn xin cung ứng vật tƣ - kỹ thuật.

+ Giai đoạn thứ hai giai đoạn này nhà máy xuất phát từ khối lƣợng vật tƣ - kỹ thuật đƣợc duyệt xây dựng kế hoạch chi tiết dƣới dạng biểu mẫu với những số liệu cụ thể và cả nguồn gốc xuất sứ của vật tƣ - kỹ thuật. Trên cơ sở này nhà máy sẽ ký hợp đồng với nhà cung cấp.

Nhu cầu vật liệu hàng năm Q0 để chế tạo các sản phẩm Nt (hàng năm) theo các chủng loại đƣợc tính theo công thức:

t n tm N Q 1 0 ( 4.1) Trong đó: n: số chủng loại sản phẩm; t

m : mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;

Nt: số sản phẩm của chủng loại thứ i.

Khi số chủng loại sản phẩm n lớn thì việc tính toán chất lƣợng vật liệu Q0 đƣợc thực hiện theo các sản phẩm điển hình của nhóm sản phẩm tƣơng ứng.

- Nghiên cứu việc thực hiện kế hoạch theo số lƣợng và chủng loại vật tƣ, phát hiện những sai số của kế hoạch có liên quan đến sự thay đổi chủng loại vật tƣ và thay đổi giá cả;

- Phát hiện và nghiên cứu nguyên nhân sai số thời hạn cung cấp vật tƣ;

- Nghiên cứu chất lƣợng của vật tƣ và sản phẩm, đồng thời nghiên cứu các chi phí phụ phát sinh do chất lƣợng của vật liệu và sản phẩm gây ra;

- Kiểm tra việc chấp hành định mức tiêu thụ vật liệu và nghiên cứu phƣơng pháp hoàn thiện quy trình công nghệ nhằm mục đích giảm tiêu hao vật liệu;

- Nghiên cứu phƣơng pháp tái sử dụng chất thải sản xuất.

4.2 Lập kế hoạch nhân sự:

4.2.1 Vai trò của kế hoạch nhân sự.

Kế hoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tƣơng lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động. Nếu doanh nghiệp không thoả mãn đƣợc nhu cầu nhân sự về số lƣợng và loại lao động, rất có thể các mục tiêu chiến lƣợc và tác nghiệp sẽ không đƣợc thực hiện. Kế hoạch nhân sự đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp và đƣợc thể hiện:

- Kế hoạch nhân sự là yếu tố cơ bản giúp cho tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và mục tiêu của mình;

- Kế hoạch nhân sự là cơ sở để xây dựng một cách hợp lý các chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là một hƣớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về lao động để phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật hay sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Quá trình kế hoạch hoá nhân sự giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc thực chất đội ngũ lao động trong doanh nghiệp hiện tại nhƣ trình độ học vấn, chuyên môn, các tiềm năng cần đƣợc khai thác để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu sử dụng lao động có sự khác nhau lớn về kỹ năng, kiến thức, giới tính trình độ chuyên môn và phụ thuộc vào mức tiền lƣơng lao động. Nguồn nhân lực khác với

các nguồn khác nhƣ vốn, công nghệ…không phải lúc nào cũng sử dụng ngay đƣợc, do vậy cần phải có kế hoạch hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai về nguồn nhân lực để có đủ lao động có đúng trình độ chuyên môn để thoả mãn các nhu cầu đó;

- Kế hoạch nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp dự kiến đƣợc số ngƣời bổ sung do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh và số lƣợng cần đƣợc thay thế do các vấn đề xã hội để đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc diễn ra liên tục;

- Kế hoạch nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp bố trí và sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, cũng nhƣ xác định đƣợc số tiền lƣơng để trả cho ngƣời lao động;

- Kế hoạch nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tìm đƣợc các tài năng từ thị trƣờng lao động và phát triển tài năng trong doanh nghiệp để thoả mãn những nhu cầu về nhân sự trong tƣơng lai;

- Kế hoạch nhân sự là cơ sở cho việc thiết lập một hệ thống thông tin về nguồn nhân lực để trợ giúp cho hoạt động quản lý nguồn nhân lực, cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.2.2 Quy trình lập kế hoạch nhân sự.

Phân tích môi trƣờng bên ngoài và hoạt động của doanh nghiệp để từ đó dự báo đƣợc nhu cầu sử dụng nhân sự. Sau khi đã có mục đích và các chỉ tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định đƣợc nguồn nhân lực cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc.

Phân tích tình hình nhân sự hiện tại để dự đoán cung về nhân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu đã xác định. Để thực hiện đƣợc điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lập bản kiểm kê cập nhật thƣờng xuyên về nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp nắm rõ đƣợc doanh nghiệp đã có những kỹ năng và chuyên môn gì, ai có những kỹ năng và chuyên môn đó. Bản kiểm kê này đƣợc cập nhật thƣờng xuyên thông qua quá trình phân tích nguồn nhân lực.

Phân tích những mất cân đối về nhân sự bằng cách so sánh dự báo nhu cầu nhân sự với nguồn nhân sự hiện có. Thông qua việc so sánh này doanh nghiệp có thể xác định đƣợc đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tại đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại đến đâu. Đây là cơ sở để thực hiện các bƣớc tiếp theo.

Lập kế hoạch điều chỉnh nội bộ thông qua các kế hoạch đề bạt, thuyên chuyển… Lập kế hoạch điều chỉnh bên ngoài thông qua việc tuyển dụng hoặc thuê thêm lao động ngoài giờ…

Quy trình lập kế hoạch nhân sự có thể mô tả nhƣ hình 4.2

Hình 4.2. Sơ đồ kế hoạch nhân sự.

4.3 Lập kế hoạch sản xuất.

4.3.1 Nhiệm vụ và bản chất của việc lập kế hoạch sản xuất:

Nhiệm vụ của việc lập kế hoạch sản xuất là đảm bảo hoạt động bình thƣờng của tất cả các khâu sản xuất để chế tạo sản phẩm theo số lƣợng và thời hạn đặt ra. Lập kế hoạch sản xuất phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo nhịp sản xuất và số lƣợng sản phẩm cần chế tạo.

- Giảm tối đa thời gian gián đoạn của đối tƣợng sản xuất trong quá trình chế tạo. Giảm gián đoạn của đối tƣợng sản xuất cho phép giảm chu kỳ sản xuất, giảm khối lƣợng sản xuất chƣa hoàn thiện và tăng tốc độ lƣu thông của thiết bị.

Gián đoạn của quá trình sản xuất đƣợc đánh giá bằng hệ số gián đoạn Kg:

c c s g T T T K (4.2) Kế hoạch nhân sự

Phân tích nhu cầu nhân sự

Nguồn nhân sự Số lƣợng cần thiết

Nguồn nội bộ

Tuyển dụng sắp xếp đề bạt Nguồn bên ngoài

Trong đó:

Ts: thời gian của chu kỳ sản xuất (giờ);

Tc: thời gian của chu kỳ công nghệ (giờ).

Hệ số Kg càng gần tới 0 thì gián đoạn trong sản suất càng giảm - Đảm bảo chất tải đồng đều cho thiết bị và nhà xƣởng

- Cần có tính linh hoạt cao, có nghĩa là, có khả năng điều chỉnh nhanh để chế tạo loại sản phẩm mới

Lập kế hoạch sản xuất bao gồm các phần sau đây:

Tính kế hoạch hàng tháng để xác định chính xác thời gian chế tạo xong sản phẩm;

Tính toán chất tải cho thiết bị và nhà xƣởng; Kiểm tra và điều chỉnh quá trình sản xuất;

Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xƣởng nhằm mục đích; Xác nhận nhiệm vụ sản xuất cho các phân xƣởng;

Đảm bảo sự phối hợp trong công việc của các phân xƣởng để hoàn thành kế hoạch sản xuất của nhà máy.

Lập kế hoạch sản xuất trong phân xƣởng có nghĩa là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của phân xƣởng bằng cách chi tiết hoá công việc cho đến từng nguyên công, đồng thời tổ chức kiểm tra và điều chỉnh quy trình công nghệ.

Phƣơng pháp lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào dạng sản xuất, vì vậy dƣới đây sẽ nghiên cứu phƣơng pháp lập kế hoạch sản xuất trong các dạng sản xuất khác.

4.3.2 Lập kế hoạch trong sản xuất đơn chiếc.

Trong sản xuất đơn chiếc các đơn đặt hàng đƣợc thực hiện cho từng sản phẩm hoặc cho một số sản phẩm có kết cấu đặc chủng. Đối với đơn đặt hàng cần phải lập kế hoạch và chuẩn bị sản xuất, lập tài liệu kỹ thuật, tính toán chu kỳ sản xuất và xác định giá thành của sản phẩm.

Nhiệm vụ chính trong việc lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện này là phối kết hợp việc thực hiện các đơn đặt hàng trong một thời gian xác định cho từng loại sản phẩm. Phƣơng pháp và hình thức lập kế hoạch sản xuất trong dạng sản xuất đơn chiếc phải giải quyết đƣợc nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện các phép tính theo kế hoạch hàng tháng đối với tiến trình thực hiện đơn đặt hàng;

- Lập kế hoạch chuẩn bị kỹ thuật và vật chất theo đơn đặt hàng;

- Ứng dụng phƣơng pháp tổ chức sản xuất hàng loạt cho từng công đoạn sản xuất riêng biệt để có thể chuyên môn hoá trong chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn đƣợc lặp lại theo chu kỳ.

- Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc có những đặc điểm sau đây: - Sản lƣợng hàng năm phân chia theo các giai đoạn trong năm tƣơng ứng với đơn đặt hàng và điều kiện chất tải sản xuất (mức độ bận rộn theo công việc);

- Các đơn đặt hàng không lặp lại, do đó không có khả năng xây dựng và ứng dụng các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng;

- Chủng loại chi tiết thay đổi và chúng đƣợc xác định trên cơ sở tính toán tuỳ thuộc vào mức độ chuyên môn hoá của các bộ phận sản xuất;

- Nhiệm vụ hàng tháng đƣợc thực hiện theo thời hạn thanh lý hợp đồng.

- Lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện sản xuất đơn chiếc có đặc điểm là xác định nhiệm vụ cho từng công đoạn sản xuất theo từng chủng loại chi tiết đƣợc thực hiện bằng cách lựa chọn từ các nhiệm vụ của phân xƣởng có tính đến tiến trình công nghệ.

4.3.3 Lập kế hoạch trong sản xuất hàng loạt.

Phần lớn các nhà máy cơ khí đều chế tạo sản phẩm theo loại, vì vậy nhiệm vụ chính của việc lập kế hoạch là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm theo loại với điều kiện chất tải chỗ làm việc lớn nhất. Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xƣởng (kế hoạch của nhà máy) trong sản xuất hàng loạt có những đặc điểm sau đây:

- Số chủng loại chi tiết trong phân xƣởng và ở các chỗ làm việc có tính ổn định tƣơng ứng với mức độ chuyên môn hoá của chúng;

- Phân chia nhiệm vụ đƣợc xác định theo thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình chế tạo sản phẩm.

Lập kế hoạch sản xuất trong phân xƣởng trong sản xuất hàng loạt có đặc điểm là nhiệm vụ sản xuất của từng công đoạn đƣợc xác định riêng cho từng loại sản phẩm, còn đối với sản lƣợng hàng tháng của phân xƣởng (tổng số tất cả các loại sản phẩm) phải quy định rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình chế tạo các loại chi tiết.

Kiểm tra tiến trình sản xuất trong phân xƣởng đƣợc thực hiện bằng cách: Kiểm tra sự chuẩn bị đƣa hàng loạt chi tiết vào gia công;

Kiểm tra thời gian thực tế khi đƣa ra loạt chi tiết vào gia công;

Kiểm tra thời gian khi sản phẩm đƣợc chế tạo hoàn chỉnh tƣơng ứng với kế hoạch hàng tháng và nhiệm vụ theo ca – ngày;

Kiểm tra chi tiết ở từng nguyên công.

4.3.4 Lập kế hoạch trong sản xuất hàng khối.

Yêu cầu chủ yếu của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối là đảm bảo tính nhịp và tính liên tục của quá trình sản xuất. Sự di chuyển của đối tƣợng gia công đƣợc tổ chức trên cơ sở tính toán công việc của từng dây truyền liên tục. Cơ sở để lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối là:

- Tài liệu kỹ thuật xác định quy trình công nghệ và mức chi phí vật liệu và lao động cho toàn bộ sản phẩm của nhà máy;

- Định mức cho các chi tiết dự trữ.

Số chi tiết dự trữ là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính nhịp và tính liên tục của dây truyền sản xuất. Số chi tiết này đƣợc tính toán cụ thể cho những nguyên công có nhu cầu.

Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xƣởng trong sản xuất hàng khối có những đặc điểm sau đây:

- Sản lƣợng cho các phân xƣởng đƣợc xác định theo quý (sản lƣợng theo tháng chỉ đƣợc xác định trong những trƣờng hợp sản xuất không ổn định);

- Số chủng loại sản phẩm của các phân xƣởng đƣợc tính theo số lƣợng chi tiết chứ không theo từng cụm;

- Lập kế hoạch sản xuất trong phân xƣởng đƣợc thực hiện cho từng chỗ làm việc và đƣợc xác định trực tiếp từ sản lƣợng của phân xƣởng hay kế hoạch của phân xƣởng;

- Kế hoạch sản xuất hàng tháng cũng đƣợc xác định trực tiếp từ kế hoạch của phân xƣởng.

Dựa theo những đặc tính trên đây ngƣời ta tổ chức kiểm tra trong phạm vi to nhà máy và trong phạm vi từng phân xƣởng. Kiểm tra sản xuất trong phạm vi nhà máy đƣợc thực hiện theo ca làm việc và theo từng giờ tƣơng ứng với nhịp đã đƣợc xác định trƣớc. Kiểm tra cấp phôi, cấp chi tiết, cấp bán thành phẩm và kiểm tra trạng thái của các chi tiết dự trữ trong sản xuất đƣợc thực hiện theo định mức và theo thời gian quy định.

Tính chất ổn định của sản xuất hàng khối tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị cơ khí hoá và tự động hoá và trong một số trƣờng hợp có thể áp dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 94 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)