Phân chia lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 38 - 39)

Cơ sở của phân chia lao động

Phân chia lao động trong nhà máy nhằm đảm bảo phân phối công việc giữa những ngƣời thực hiện có chuyên môn sâu và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời nhằm mục đích xác định trách nhiệm cá nhân trong công việc và củng cố quan hệ hợp tác trong quá trình lao động tập thể. Phân chia lao động trong nhà máy đƣợc xác định theo 3 dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Theo đặc tính lao động và mục đích công việc:

Theo dấu hiệu này thì tất cả cán bộ công nhân viên của nhà máy cơ khí đƣợc chia ra các loại: công nhân, kỹ sƣ, nhân viên phục vụ và cán bộ lãnh đạo ở các cấp. Ở đây

loại chủ đạo là công nhân bởi vì sức lao động của họ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

- Theo tính đồng nhất về kỹ thuật (công nghệ) của công việc:

Phân chia lao động theo dấu hiệu này có nghĩa là công nhân của nhà máy đƣợc nhóm lại theo ngành nghề. Ví dụ, công nhân đứng máy công cụ đƣợc chia ra theo các ngành nghề nhƣ: thợ tiện, thợ khoan, thợ phay... Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ngày càng xuất hiện những phƣơng pháp công nghệ mới, do đó xuất hiện những ngành nghề mới.

- Theo độ phức tạp và trách nhiệm công việc.

Phân chia công việc theo dấu hiệu này có nghĩa tất cả công việc và công nhân của nhà máy đƣợc chia ra các bậc chuyên môn khác nhau.

Trên cơ sở những dấu hiệu này ngƣời ta thực hiện phân chia lao động theo nguyên công, có nghĩa là mỗi một nguyên công cần bố trí công nhân có trình độ và chuyên môn phù hợp.

Phân chia lao động xác định trách nhiệm rõ ràng của ngƣời thực hiện công việc, tránh tình trạng công việc không có ngƣời phụ trách.

Lao động tập thể và tổ chức đội lao động:

Cơ khí hóa, tự động hóa và sản xuất dây chuyền đòi hỏi sự cần thiết phải phối hợp công việc của tất cả các khâu sản xuất. Từ nguyên tắc này xuất hiện nhu cầu phát triển hình thức tổ chức lao động tập thể.

Trong sản xuất, khi nhiều máy tổ hợp hoặc tự động đƣợc sử dụng thì bản thân một công nhân không thể điều khiển đƣợc, do đó cần phải có đội lao động với sự phân chia thích hợp và sự hợp tác của các công nhân trong đội.

Đội sản xuất là tập thể hợp tác lao động trực tiếp của một số công nhân thực hiện cùng một nhiệm vụ và cùng chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 38 - 39)