Tổ chức ca làm việc và cách bố trí thời gian làm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 39 - 41)

Nhiệm vụ chính của công tác tổ chức ca làm việc là chọn hình thức quan hệ hợp lý giữa các ca nối tiếp nhau, tổ chức luân phiên thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chọn ca chuẩn bị.

Trong thực tế ngƣời ta sử dụng hai phƣơng án quan hệ giữa các ca nối tiếp nhau: + Phƣơng án thứ nhất đặc trƣng cho m quan hệ giữa các ca làm việc khi mà ca này chuyển các chi tiết chƣa gia công xong cho ca tiếp theo.

+ Phƣơng án thứ hai có đặc điểm là mỗi một ca làm việc giữ lại những chi tiết chƣa gia công xong, giữ lại vật liệu, dụng cụ và không chuyển chúng cho ca tiếp theo.

Ở phƣơng án thứ nhất quá trình sản xuất đƣợc thực hiện liên tục chu kỳ sản xuất giảm so với phƣơng án thứ hai.

Sử dụng phƣơng án thứ hai chỉ hợp lý trong các trƣờng hợp thực hiện các công việc phức tạp, quan trọng.

Áp dụng ca phụ:

Điều kiện cần thiết để phòng ngừa lãng phí thời gian ở ca làm việc là sự chuẩn bị công việc chu đáo cho mỗi ca, có nghĩa là cần phải có ca phụ. Trong thời gian ca phụ ngƣời ta thực hiện các công việc nhƣ quét dọn chỗ làm việc, quét dọn phân xƣởng, kiểm tra và sửa chữa thiết bị, hiệu chỉnh lại máy, chuẩn bị dụng cụ vật liệu...

Trong thực tế các ca phụ đã tồn tại ở nhiều phân xƣởng rèn dập của các nhà máy cơ khí. Các ca phụ này đƣợc tổ chức vào đêm và nhờ đó năng suất lao động của các ca sáng và ca chiều tăng lên rõ rệt. ca phụ ngƣời ta kiểm tra, tháo, gá và điều chỉnh các khuôn dập, nung nóng phôi cho ca tiếp theo, đồng thời cũng tiến hành các công việc sửa chữa mà không cần dừng máy lâu. Tổ chức tốt công việc của ca phụ cho phép giảm đáng kể thời gian chết của công nhân ở các ca chính do máy chƣa đƣợc điều chỉnh, do phải chờ phôi hoặc phải thay khuôn mẫu..., góp phần đảm bảo quá trình sản xuất nhịp nhàng và nâng cao năng suất lao động của công nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 39 - 41)