3.8.1 Nhu cầu về năng lượng.
Năng lƣợng các loại có ý nghĩa quyết định đối với đời sống của con ngƣời và sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của bộ phận cung cấp năng lƣợng trong nhà máy cơ khí bao gồm:
- Cung cấp đủ năng lƣợng để sản xuất và sinh hoạt của nhà máy; - Thực hiện đúng nguyên tắc vận hành các thiết bị năng lƣợng; - Hƣớng dẫn sử dụng và tiết kiệm năng lƣợng;
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển năng lƣợng.
Các dạng năng lƣợng chủ yếu đƣợc dùng là: năng lƣợng nhiệt, năng lƣợng hóa, hơi nƣớc nóng, cơ năng và điện năng. Ở tất cả các giai đoạn sản xuất có thể sử dụng các dạng năng lƣợng khác nhau. Vì trong các quy trình công nghệ khác nhau nguồn năng lƣợng cần phải chú ý đến chỉ tiêu kinh tế của chúng.
3.8.2 Định mức tiêu thụ năng lượng.
Xác định nhu cầu của nhà máy về năng lƣợng đƣợc thực hiện bằng các định mức. Định mức tiêu thụ năng lƣợng phải phản ánh mức độ tiên tiến của việc sử dụng năng lƣợng đạt đƣợc trong điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại với chế độ cắt tối ƣu
và bằng hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến. Định mức tiêu thụ năng lƣợng có tác dụng động viên công nhân sử dụng năng lƣợng hợp lý và tiết kiệm năng lƣợng.
Để đánh gí tiêu thụ năng lƣợng ngƣời ta dùng mức tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất và vận hành thiết bị hợp lý. Mức tỷ trọng tiêu thụ năng lƣợng đƣợc xác định cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng phân xƣởng và cho cả nhà máy nói chung.
- Mức tỷ trọng tiêu thụ chi tiết (mức tỷ trọng cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng chi tiết gia công và cho từng nguyên công cụ thể);
- Mức tỷ trọng tiêu thụ gần đúng (tính trung bình cho từng phân xƣởng, cho cả nhà máy và cho từng đơn vị sản phẩm).
Phƣơng pháp chủ yếu để xác định mức tỷ trọng tiêu thụ năng lƣợng là phƣơng pháp tính toán – phân tích. Phƣơng pháp này cho phép xác định mức tiêu thụ trong kế hoạch có tính đến chế độ cắt, các thông số của quy trình công nghệ và các yếu tố khác ảnh hƣởng đến tỷ trọng tiêu thụ năng lƣợng. Cơ sở của phƣơng pháp này là các thử nghiệm thiết bị trong điều kiện làm việc với chế độ cắt hợp lý và ảnh hƣởng của các yếu tố khác đến kinh tế của quá trình sản xuất. Ví dụ, mức tiêu thụ năng lƣợng khi nung nóng bằng dòng điện cao tần đƣợc xác định theo các thí nghiệm trên cơ sở của biểu đồ thay đổi công suất trong quá trình nung nóng phôi.
Mức tỷ trọng tiêu thụ năng lƣợng E khi dập chi tiết đƣợc xác định theo công thức: p E E t K E E 1. 2. (3.25) Ở đây:
E1 : tiêu hao năng lƣợng cho một hành trình của pitong (kW.giờ);
KE : hệ số tính đến tiêu hao năng lƣợng bổ sung cho một hành trình của pitong khi thực hiện nguyên công dập (KE = 1,2 ÷ 2);
E2: tiêu hao năng lƣợng cho 1 phút chạy không tải của máy dập (kW.giờ);
Nhƣng nhìn chung trong các phân xƣởng rèn dập ngƣời ta xác định mức tiêu thụ năng lƣợng đƣợc tính cho một khối lƣợng sản xuất.
3.8.3 Phương pháp tiết kiệm năng lượng.
Một trong những biện pháp chủ yếu để tiết kiệm năng lƣợng là hoàn thiện công nghệ và tổ chức sản xuất, xác định chế độ cắt hợp lý, áp dụng các định mức tiêu thụ tiên tiến và tổ chức thi đua cạnh tranh lành mạnh.
Một trong những biện pháp tìm kiếm nguồn năng lƣợng ở các nhà máy cơ khí là sử dụng nguồn năng lƣợng do quá trình nào đó thải ra nhƣng lại sử dụng cho quá trình khác. Đó là nguồn năng lƣợng tái sinh. Các nguồn năng lƣợng này phải đƣợc định mức, lập kế hoạch và tính toán nhƣ một nguồn năng lƣợng của phân xƣởng và công đoạn sản xuất.
Nguồn năng lƣợng tái sinh bao gồm:
- Nhiệt của khí thải trong các lò công nghiệp (các lò luyện kim, các lò nung và các lò nhiệt luyện);
- Hơi thải của các loại máy búa; - Nhiệt thải của các thiết bị khí ga;
- Chất thải của các phân xƣởng chế biến gỗ.
Sử dụng năng lƣợng tái sinh đƣợc thực hiện theo 3 hƣớng: công nghệ, nhiệt năng và điện năng.
Hƣớng công nghệ là hƣớng công nghệ hiệu quả nhất, vì nó chỉ giới hạn trong phạm vi của thiết bị công nghệ, không phải chi phí lớn và cho phép hoàn thiện quy trình công nghệ chủ yếu. Ví dụ, trong các phân xƣởng đúc nhiệt thải ra từ các lò hơi đƣợc dùng để nung nóng không khí cung cấp cho các thiết bị đúc; trong các phân xƣởng rèn đập nhiệt tỏa ra đƣợc dùng để nung nóng không khí trong thiết bị thu hồi nhiệt dùng cho đốt nhiên liệu. Với cách này chi phí nhiên liệu giảm đƣợc 20 ÷ 25%, hiệu suất của lò nung tăng 14 ÷ 21%, còn năng suất tính theo giờ tăng khoảng 50%.
Đối với các hƣớng thứ hai và thứ ba có thể sử dụng hơi thải để nung nóng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho con ngƣời hoặc nung nóng dung dịch làm nguội emynxi.
Tiết kiệm năng lƣợng là trách nhiệm của tất cả mọi ngƣời, từ công nhân sản xuất cho đến lãnh đạo phân xƣởng, nhà máy (gọi là chuyên gia chính về năng lƣợng). Thành phần của bộ máy quản lý năng lƣợng ở các nhà máy thƣờng bao gồm:
- Phòng (nhóm) quản lý việc sử dụng năng lƣợng; - Phòng (nhóm) quản lý thiết bị năng lƣợng;
- Phòng thí nghiệm điện và phòng thí nghiệm nhiệt.
Tổ chức lao động trong cung cấp năng lƣợng của nhà máy đƣợc tổ chức theo hai hình thức: cá nhân và đội (nhóm). Trả lƣơng công nhân đƣợc tính theo giờ làm việc và có thƣởng. Tiền thƣởng đƣợc chi cho thực hiện công việc vƣợt kế hoạch, đảm bảo, sản xuất liên tục, tiết kiệm năng lƣợng và nhiên liệu.
3.8.4 Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ cung cấp năng lượng.
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ cung cấp năng lƣợng đƣợc đánh giá theo hai nhóm kinh tế: sản xuất năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng.
Các chỉ tiêu theo kinh tế sản xuất năng lượng bao gồm:
- Tỷ trọng tiêu thụ nhiên liệu để sản xuất điện năng và nhiệt năng; - Hệ số có ích của thiết bị phát điện và phát nhiệt;
- Tỷ trọng tiêu thụ điện năng trên 1000 m3 khí ép.
Các chỉ tiêu theo kinh tế sử dụng năng lượng bao gồm:
- Tỷ trọng tiêu thụ năng lƣợng và nhiên liệu (ví dụ, trên 1 tấn kim loại đúc, trên 1 tấn phôi rèn, trên 1 đơn vị sản phẩm hoàn thiện);
- Cấu trúc của cân đối năng lƣợng trong phân xƣởng và trong nhà máy.
Để hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ cung cấp năng lƣợng ngƣời ta áp dụng những biện pháp sau đây:
- Hoàn thiện kết cấu của thiết bị cung cấp năng lƣợng; - Sử dụng các nguồn năng lƣợng có hiệu quả kinh tế cao; - Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu thụ năng lƣợng;
- Tổ chức quá trình sản xuất hợp lý để tiết kiệm sử dụng năng lƣợng.
3.9 Tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
3.9.1 Đặc điểm của nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm đề cập đến trách nhiệm của mỗi nhân viên và của từng bộ phận, đến mối liên hệ giữa các đơn vị, cá nhân trong doanh nghiệp cũng nhƣ kết cấu và mô hình tổ chức cần thiết. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm có những đặc điểm sau:
- Phải có kỹ thuật thu thập thông tin trên nhiều phƣơng diện trong các giai đoạn sáng tạo sản phẩm cũng nhƣ trong các công việc mang tính sách lƣợc thuộc những khâu chính của các giai đoạn phát triển.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm đòi hỏi các bộ phận và nhân viên trong doanh nghiệp phải phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng.
- Giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và hoạt động sản xuất những sản phẩm hiện có, có tính ràng buộc lẫn nhau.
3.9.2 Triển khai quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể chia thành bốn giai đoạn lớn đó là: vạch chiến lƣợc, triển khai khái niệm, triển khai kế hoạch, triển khai thƣơng phẩm hóa. Mỗi giai đoạn bao gồm các bƣớc với các mục đích khác nhau. Toàn bộ quá trình đƣợc tóm tắt theo bảng (3.2).
Bảng 3.2. Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Giai đoạn Các bƣớc Mục đích
Xây dựng chiến lƣợc
Điều tra và thu thập thông tin Cung cấp cơ sở cho việc vạch chiến lƣợc Phân tích môi trƣờng Tìm cơ hội thị trƣờng và nguồn lực nội bộ Đƣa ra quyết sách về mục
tiêu
Vạch chiến lƣợc mở rộng
khái niệm Lựa chọn ý tƣởng Thông qua đánh giá chọn ra ý tƣởng tốt Đề xuất cách thức xây dựng
phƣơng án
Tiến hành thử nghiệm và phân tích tìm khả thi của khái niệm
Phƣơng án quyết sách và soạn thảo văn bản triển khai nhiệm vụ
Lựa chọn phƣơng án và quyết sách cho việc triển khai thực thể
Triển khai thực thể Thiết kế thực thể sản phẩm mới Đƣa phƣơng án trở thành sản phẩm có thể chế tạo Xây dựng thực thể, thử nghiệm và kiểm định sản phẩm mới
Khảo sát tính chính xác của thiết kế, khảo nghiệm quy trình và thiết bị công nghệ
Lựa chọn cụ thể về thị trƣờng mục tiêu của sản phẩm mới và tổ hợp sản phẩm Xác định cụ thể phƣơng hƣớng mở rộng thƣơng phẩm hóa Triển khai thƣơng phẩm hóa Lựa chọn bao bì, nhãn mác và các dịch vụ kèm theo của sản phẩm mới Hình thành một chỉnh thể bao gồm sản phẩm đó và những phụ kiện kèm theo
Lựa chọn việc quảng cáo, đầu ra và định giá cho sản phẩm mới
Xây dựng nhóm tiêu thụ thị trƣờng
Tiêu thụ thử và dự tính tiêu thụ sản phẩm mới
Kiểm tra tính hiệu quả của sản phẩm mới, khảo nghiệm và điều chỉnh tổ hợp tiêu thụ Sản xuất thử và đƣa ra thị
trƣờng sản phẩm mới
Mở rộng thị trƣờng để sản phẩm mới có thể bƣớc vào giai đoạn phát triển
CHƢƠNG 4: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY
4.1 Lập kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật.
4.1.1 Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy.
Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy là hoàn thành kế hoạch của cấp trên và đƣợc thực hiện theo nội dung sau đây:
- Xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận trong nhà máy, tính toán khối lƣợng lao động cần thiết, tính toán vật tƣ tài chính, đồng thời xác định mức độ tăng hiệu quả sản xuất theo từng thời kỳ;
- Xây dựng kế hoạch tăng trƣởng sản xuất bằng cách ứng dụng những thành tựu của khoa học và kỹ thuật mới;
- Tổ chức và kiểm tra quá trình sản xuất để đảm bảo kế hoạch đặt ra trên cơ sở sử dụng tối ƣu các nguồn vốn sản xuất.
Kế hoạch phát triển nhà máy có thể đƣợc mô tả theo hình 4.1
Hình 4.1. Hệ thống kế hoạch phát triển của nhà máy.
Kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật
Kế hoạch phát triển nhà máy
Kế hoạch nhân sự Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch dài hạn
Kế hoạch
hàng năm hàng tháng Kế hoạch Điều phối sản xuất
Giữa các phân xƣởng Trong phân
4.1.2 Kế hoạch dài hạn.
Khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật của nhà máy cần xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, đồng thời cần nghiên cứu khả năng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Kế hoạch dài hạn (thƣờng trong thời gian 5 năm và lâu hơn) cần đƣợc chú ý đặc biệt, bởi vì nhiệm vụ nâng cao trình độ kỹ thuật và hiệu quả sản xuất không thể giải quyết đƣợc trong một thời gian ngắn.
Những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch dài hạn của nhà máy có thể chia ra 2 nhóm sau đây:
- Các chỉ tiêu trực tiếp xác định kế hoạch sản xuất của nhà máy;
- Các chỉ tiêu trực tiếp xác định quỹ kích thích phát triển kinh tế, phân chia lợi nhuận và những mối quan hệ với ngân sách.
4.1.3 Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhiệm vụ của kế hoạch này là trên cơ sở của thành tựu khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.
Trong kế hoạch này các biện pháp hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất đƣợc tích hợp trong các chỉ tiêu kinh tế và trong các định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở của các định mức này ngƣời ta xác định các chỉ tiêu của kế hoạch. Mức độ phát triển kỹ thuật các tổ chức của nhà máy càng cao thì các định mức và kế hoạch càng tiên tiến.
Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất là kế hoạch tổng hợp, nó gồm nhiều kế hoạch thành phần, chúng phản ánh các hƣớng hoàn thiện hoạt động tổ chức và kỹ thuật. Các kế hoạch đó là:
- Kế hoạch hoàn thiện (nâng cao) chất lƣợng sản phẩm;
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất; - Kế hoạch tổ chức lao động;
- Kế hoạch tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu và năng lƣợng; - Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ;
- Kế hoạch đại tu các thiết bị và nhà xƣởng; - Kế hoạch nghiên cứu khoa học;
- Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất.
4.1.4 Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật.
Kế hoạch cung ứng vật tƣ - kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho sản xuất vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm, dụng cụ, nhiên liệu và các vật tƣ khác. Chúng đƣợc tính không chỉ đủ dùng cho sản xuất mà còn phải dùng cho sửa chữa, cho ứng dụng kỹ thuật mới, cho thí nghiệm và xây dựng cơ bản…Kế hoạch này đƣợc xây dựng cho 1 năm và đƣợc chia ra hai giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Trong giai đoạn này xác định nhu cầu tất cả các chủng loại vật liệu và bán thành phẩm để hoàn thành công việc trong 1 năm và viết đơn xin cung ứng vật tƣ - kỹ thuật.
+ Giai đoạn thứ hai giai đoạn này nhà máy xuất phát từ khối lƣợng vật tƣ - kỹ thuật đƣợc duyệt xây dựng kế hoạch chi tiết dƣới dạng biểu mẫu với những số liệu cụ thể và cả nguồn gốc xuất sứ của vật tƣ - kỹ thuật. Trên cơ sở này nhà máy sẽ ký hợp đồng với nhà cung cấp.
Nhu cầu vật liệu hàng năm Q0 để chế tạo các sản phẩm Nt (hàng năm) theo các chủng loại đƣợc tính theo công thức:
t n tm N Q 1 0 ( 4.1) Trong đó: n: số chủng loại sản phẩm; t
m : mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;
Nt: số sản phẩm của chủng loại thứ i.
Khi số chủng loại sản phẩm n lớn thì việc tính toán chất lƣợng vật liệu Q0 đƣợc thực hiện theo các sản phẩm điển hình của nhóm sản phẩm tƣơng ứng.
- Nghiên cứu việc thực hiện kế hoạch theo số lƣợng và chủng loại vật tƣ, phát hiện những sai số của kế hoạch có liên quan đến sự thay đổi chủng loại vật tƣ và thay đổi giá cả;
- Phát hiện và nghiên cứu nguyên nhân sai số thời hạn cung cấp vật tƣ;
- Nghiên cứu chất lƣợng của vật tƣ và sản phẩm, đồng thời nghiên cứu các chi phí phụ phát sinh do chất lƣợng của vật liệu và sản phẩm gây ra;