Xác định thứ tự gia công chi tiết máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 109 - 111)

Khi gia công loạt nhỏ chi tiết trên có năng xuất cao mà thƣờng xuyên cần phải điều chỉnh thì nên dùng phƣơng pháp sau đây để xác định thứ tự gia công tối ƣu. Dƣới đây là ví dụ các bƣớc để xác định thứ tự gia công tối ƣu cho 6 chi tiết:

1. Xác định thời gian điều chỉnh máy theo định mức (Bảng 4.7.I)

Chữ số ở mỗi dòng chỉ thời gian điều chỉnh máy để chuyển sang gia công các chi tiết khác. Ví dụ, ở dòng số 3 chữ số 3 (cột thứ nhất) chỉ thời gian điều chỉnh máy để chuyển từ chi tiết thứ 3 sang gia công chi tiết thứ 1 còn chữ số 2 (cột 2) chỉ thời gian điều chỉnh máy để chuyển từ chi tiết thứ 3 sang gia công chi tiết thứ 2…

Bảng 4.5. Xác định thứ tự gia công tối ưu để giảm thời gian điều chỉnh máy.

2. Ở các ô trống (các ô trống có gạch ngang (-) cần cho một chữ số M bất kỳ và chữ số này phải lớn hơn chữ số lớn nhất ở các ô, ví dụ M = 20 (bảng 4.7.II).

3. Ở mỗi cột cần tìm chữ số nhỏ nhất và khoanh vòng tròn lại (bảng 4.7.I), đồng thời lấy tất cả các chữ số khác (trong cột đó) trừ đi các chữ số đƣợc khoanh vòng tròn. Ví dụ hàng đầu tiên cột thứ nhất ta lấy 20 - 1 = 19. vv… Căn cứ nhƣ vậy với tất cả các chữ số ta đƣợc bảng 7.1.III.

4. Ở các bảng 4.7.III ta gạch tất cả các dòng, các cột có chứa số 0 sao cho số đƣờng gạch a là ít nhất. có nghĩa là a = 5 = min.

5. Nếu số đƣờng gạch a bằng số cột b (trong trƣờng hợp của chúng ta b = 6) thì bài toán đƣợc giải xong. Nếu a < b thì ở mỗi dòng cần tìm ra chữ số nhỏ nhất và lấy các chữ số khác trừ đi chữ số nhỏ nhất.

Ở bảng 4.7.III có a = 5 < 6 ( b = 6 cột) các chữ nhỏ nhất trong các hàng bằng 0, riêng ở hàng thứ 5 chữ số nhỏ nhất bằng 2 ta khoanh vòng tròn số 2 này. Nhƣ vậy cần lặp lại bƣớc thứ 3 (lấy các chữ số ở hàng thứ 5 trừ đi 2 ta đƣợc bảng 4.7.IV) và bƣớc lặp lại bƣớc thứ 4 (gạch cột thứ 6 vì có số 0 mới xuất hiện sau khi lấy 2 - 2 ) ở đây ta có a = 5 < 6.

6. Tìm chữ số nhỏ nhất ở các hàng hoặc các cột mà không bị gạch (ở bảng 4.7.IV ta có hai số 1, chỉ cần chọn một số 1 và khoanh tròn nằm ở hàng 4 cột 2 ). Sau đó lấy tất cả các chữ số chƣa bị gạch (bảng 4.7.IV) trừ đi 1, sau đó lấy số 1 này cộng với các chữ số nằm ở các ô đƣờng gạch (gạch theo hàng và gạch theo cột) cùng lúc. Trong trƣờng hợp của chúng ta có: ở cột thứ 3 các chữ số 0, 1, 18 và ở các cột thứ 6 các chữ số 1, 3, 0. Sau khi cộng số 1 với các chữ số này và bỏ các đƣờng gạch theo cột đồng thời lặp lại bƣớc thứ 4 ta đƣợc bảng 4.7.V. Cần lặp lại bƣớc thứ 6 cho đến khi đƣờng gạch a = b (b là số cột). Theo ví dụ ở bảng 4.7.V ta có a = 6, nhƣ vậy bài toán đã đƣợc giải xong.

Để xác định gia công tối ƣu, trong bảng 4.7 V cần tìm chữ số 0 duy nhất trong hàng và trong cột. Các số 0 nhƣ vậy trong bảng 4.7 V có 2: X6,2 và X2,1 (chỉ số thứ nhất ký hiệu số dòng, còn chỉ số thứ hai ký hiệu số cột). Bắt đầu từ ô nào đó, ví dụ X2,1 ta tìm chuỗi khép kín theo các số 0 trong bảng.

Chỉ số cuối cùng của lần điều chỉnh trƣớc phải trùng với chỉ số đầu của lần điều chỉnh tiếp theo. Ví dụ, sau X2,1 theo hàng thứ 1 ta có X1,5 (bảng 4.7 VI), sau đó theo

hàng thứ 5: X5,6; tiếp đó theo hàng 6: X6,3; rồi theo hàng thứ 3: X3,4 ( chứ không phải X3,2 bởi vì nhƣ vậy chuỗi khép kín không đi qua tất cả các chi tiết), theo hàng thứ 4: X4,2 ta có chuỗi nhƣ sau:

X2,1 X1,5 X5,6 X6,3 X3,4 X4,2 Cần nhớ rằng:

X2,1 là thời điểm điều chỉnh máy để chuyển đổi chi tiết gia công từ thứ 2 sang thứ 1. X1,5 là thời điểm điều chỉnh máy để chuyển đổi chi tiết gia công từ thứ 1 sang thứ 5. X5,6 là thời điểm điều chỉnh máy để chuyển đổi chi tiết gia công từ thứ 5 sang thứ 6. X6,3 là thời điểm điều chỉnh máy để chuyển đổi chi tiết gia công từ thứ 6 sang thứ 3. X3,4 là thời điểm điều chỉnh máy để chuyển đổi chi tiết gia công từ thứ 3 sang thứ 4. X4,2 là thời điểm điều chỉnh máy để chuyển đổi chi tiết gia công từ thứ 4 sang thứ 5. Nhƣ vậy, thứ tự điều chỉnh máy tối ƣu đƣợc xác định nhƣ sau: 2, 1, 5, 6, 3, 4, 2 (theo thứ tự của các chi tiết gia công).

Tổng thời gian là 12 giờ. Với bất kỳ thứ tự điều chỉnh khác thì thời gian tăng lên rõ rệt, ví dụ, khi điều chỉnh theo thứ tự: 4, 6, 3, 5, 1, 2, 4 thì thời gian sẽ là 35 giờ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 109 - 111)